FV là bệnh viện ngoài công lập đầu tiên được xét nghiệm virus SARS-CoV-2
Báo cáo công bố tháng 4.2024 đề cập đến một hành tinh đang xoay quanh sao Barnard, hệ sao đơn gần thứ hai so với trái đất. Tuy nhiên, sự phối hợp sau đó của một loạt các đài thiên văn trên khắp thế giới đã xác nhận sự tồn tại không phải một mà đến 4 hành tinh nhỏ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters số tháng 3.Các nhà thiên văn học cho biết họ đã sử dụng Đài Thiên văn Gemini ở bang Hawaii (Mỹ) và Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) ở Chile để phát hiện những hành tinh mới."Phát hiện trên phản ánh sự đột phá trong việc sử dụng chính xác những công cụ này so với thời các thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó", Đài ABC News hôm nay 19.3 dẫn lời tác giả báo cáo là nghiên cứu sinh Ritvik Basant của Đại học Chicago (Mỹ).Sao Barnard là sao khổng lồ đỏ được phát hiện năm 1916. Kể từ đó, giới thiên văn học thống kê được ít nhất 70% số sao của Dải Ngân hà thuộc dạng sao này. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu muốn biết thêm về các hành tinh xoay quanh chúng, theo Đại học Chicago."Đó là phát hiện vô cùng phấn khích, sao Barnard là láng giềng của chúng ta, nhưng con người lại biết quá ít về nó", tác giả báo cáo Basant cho biết.Các hành tinh của sao Barnard có khối lượng dao động từ 20% đến 30% so với trái đất, và nhiệt độ bề mặt quá nóng để có thể cho phép sự sống tồn tại. Chúng nhiều khả năng là các hành tinh đá chứ không phải hành tinh khí.Thanh niên tình nguyện háo hức lên đường sang nước bạn Lào
Cả hai cùng sử dụng hệ thống treo gồm cặp phuộc ống lồng phía trước và lò xo trụ phía sau. Tuy nhiên, giảm xóc sau của Honda ADV 160 được trang bị lò xo kép tích hợp bình dầu trợ lực trong khi Vario 160 chỉ trang bị lò xo đơn.
Game thủ Cyber Fantasy ‘ăn hành’ sấp mặt
Ngày 3.1, HĐND H.Quế Sơn khóa XII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức kỳ họp chuyên đề thứ 15 để bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau sáp nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn từ ngày 1.1.2025.Tại kỳ họp, ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026; ông Lý Xuân Phong và bà Tào Thị Tố Điểm được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND huyện.Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn (Chủ tịch UBND H.Nông Sơn cũ), được bầu giữ chức Chủ tịch UBND H.Quế Sơn (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026; bà Nguyễn Thị Thu Thủy, ông Nguyễn Minh Châu và ông Nguyễn Chí Tùng được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện đã thông qua đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc huyện.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 30.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam từ ngày 1.1.2025.
Thất bại 0-1 trước HAGL tối 24.1 chưa loại CLB Hà Nội khỏi đường đua vô địch V-League. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn chỉ kém Thanh Hóa 5 điểm, trong khi mùa giải còn tới quá nửa chặng đường. Tuy nhiên, màn thể hiện của đội Hà Nội trong 3 trận gần nhất, đặc biệt ở trận thua tối qua, nằm dưới mức kỳ vọng. CLB Hà Nội chỉ mất 7 phút để... tự bắn vào chân với pha vào bóng non nớt dẫn đến thẻ đỏ của Vũ Đình Hai. Cầu thủ sinh năm 2000 khoác áo đội Hà Nội đá V-League từ mùa trước. Đặc biệt khi HLV Daiki Iwamasa nắm quyền, Đình Hai được ra sân thường xuyên trong vai trò hậu vệ (tổng 22 trận ở V-League 2023 - 2024). Tuy nhiên, như thế vẫn là không đủ với cầu thủ năm nay đã 25 tuổi, nhưng vốn kinh nghiệm rất mỏng. Sự non kém ấy thể hiện ở tình huống vào bóng bằng gầm giày vào thẳng cổ chân Văn Sơn, khiến Đình Hai phải "đi tắm sớm".Việc sử dụng những gương mặt thiếu từng trải như Đình Hai đã nằm trong dự kiến của ban lãnh đạo CLB Hà Nội. Quan trọng là, lứa cầu thủ chủ chốt của đội bóng thủ đô có gánh vác được tập thể. Trong thất bại trước HAGL, đối thủ vừa thua 3 trận sân khách gần nhất trước khi "hành quân" đến Hàng Đẫy tối qua, câu trả lời đã rõ ràng.Dù tung ra sân đội hình với 5 nhà vô địch AFF Cup 2024 như Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Thành Chung, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Hai Long và Phạm Tuấn Hải, CLB Hà Nội vẫn không áp đảo được tập thể HAGL vốn đang chật vật ở giữa bảng. Thậm chí, các tuyển thủ quốc gia còn là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Duy Mạnh phạm lỗi vụng về trong vòng cấm khiến chủ nhà chịu phạt đền. Còn Tuấn Hải là tác quả của cú đá phạt đền dội xà phút 90+11, trực tiếp tước đi cơ hội cuối cùng để CLB Hà Nội ăn tết với 1 điểm giắt túi. Nghịch lý của CLB Hà Nội là dù có nhiều tuyển thủ vô địch AFF Cup 2024, nhưng đội bóng của ông Lê Đức Tuấn lại chơi thiếu đường nét sau khi guồng quay bóng đá nội trở lại. CLB Hà Nội hòa 0-0 trong 90 phút rồi bị Đồng Tháp loại khỏi vòng 16 đội Cúp quốc gia. Sau chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng, đội Hà Nội về lại vòng xoáy khó khăn bằng thất bại đầu tiên trước HAGL trên sân nhà sau nhiều năm. Thực tế, việc sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia chưa chắc là... điều thuận lợi cho CLB Hà Nội. Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long hay Tuấn Hải đều đã căng mình tập luyện và thi đấu 8 trận trong chưa đầy 1 tháng qua. Chuỗi hành trình "leo núi" ở sân chơi Đông Nam Á đã bào mòn thể lực của nhiều tuyển thủ. Minh chứng là khi trở lại từ AFF Cup, các tuyển thủ Việt Nam chỉ đá tròn vai, thậm chí mắc lỗi.Dù vậy, bất ổn của đội Hà Nội không đến từ yếu tố này. Từ đầu mùa, CLB Hà Nội chưa thể hiện được triết lý kiểm soát và tấn công áp đảo như giai đoạn đỉnh cao (2016 - 2022). Cá tính và phương pháp huấn luyện của "thuyền trưởng" Lê Đức Tuấn chưa mang lại hiệu quả. Đội Hà Nội vẫn nỗ lực kiểm soát bóng, đẩy đội hình tấn công, nhưng chất lượng và ý tưởng chơi bóng không còn dồi dào như trước. Vỏn vẹn 13 bàn sau 11 trận (trung bình 1,18 bàn/trận), đứng thứ 6 ở V-League, cùng số cơ hội tạo ra chỉ ở mức vừa phải, là những gì ban huấn luyện đội Hà Nội phải nghiên cứu thêm.Song, không thể trách mình HLV Lê Đức Tuấn. Khi lứa Văn Quyết, Hùng Dũng chuẩn bị bước qua bên kia sườn dốc, những Duy Mạnh, Thành Chung, Tuấn Hải hay Hai Long ổn định nhưng chưa bứt phá, CLB Hà Nội đang gặp trục trặc chuyển giao. Chất lượng ngoại binh kém, các tài năng trẻ cũng thiếu ấn tượng đang là trở ngại khiến đội bóng thủ đô chậm bước.CLB Hà Nội còn thời gian sửa sai, nhưng Văn Quyết cùng đồng đội cần nhanh chóng hành động. Cơn nóng giận của HLV Lê Đức Tuấn cần được "chuyển hóa" thành nỗ lực đưa đội vượt khó, thay vì chỉ đổi lấy tấm thẻ vàng như trận đấu hôm qua. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Hơn 50 hộ dân mòn mỏi chờ sổ đỏ
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.