Người trẻ tưởng nhớ đại tướng Nguyễn Chí Thanh bằng nhiều việc làm ý nghĩa
Trong những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2025, bên cạnh các hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tổ chức thành công chương trình trao quà Tết cho đồng bào khó khăn tại các tỉnh Hưng Yên và Ninh Bình vào ngày 23 và 24.1.Trước đó, hệ thống đã tích cực kêu gọi khách hàng cùng tập thể nhân viên của gần 4.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN trên toàn quốc cùng đồng hành trong chiến dịch thiện nguyện "Gửi quà Góp Tết". Với sự hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng, nhân viên toàn hệ thống, toàn bộ số tiền quyên góp đã được chuyển về Hội Chữ Thập Đỏ để trao tặng 165 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng, bao gồm các nhu yếu phẩm góp phần mang đến một cái Tết ấm áp và đủ đầy hơn cho các gia đình. Cũng trong ngày 23.1 vừa qua, Tập đoàn Masan phối hợp cùng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN đã trao tặng 1.000 phần quà Tết với thông điệp sẻ chia yêu thương, mang mùa xuân ấm áp đến các gia đình khó khăn tại các quận 3, Bình Thạnh và Gò Vấp, TP.HCM. Mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng, bao gồm tiền mặt cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu, là những sản phẩm chất lượng từ Tập đoàn Masan. Tổng kinh phí của chương trình lên đến 1 tỷ đồng. Những món quà không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa hỗ trợ về mặt vật chất mà còn là sự động viên, cổ vũ tinh thần, tiếp thêm nghị lực của Tập đoàn Masan với những mảnh đời còn nhiều khó khăn, để họ bước vào năm mới với niềm tin và hy vọng.Ngoài ra, hàng nghìn phần quà cũng đã được gửi tặng trực tiếp đến bệnh viện 115, Trung tâm dạy nghề thanh thiếu niên TP.HCM, trung tâm xúc tiến công nhân TP.HCM.Trước đó, tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, 5.000 phần quà là các thực phẩm thiết yếu cùng tiền mặt cũng được Công ty Masan Consumer (thành viên Tập đoàn Masan) trao trực tiếp tận tay cho bà con có hoàn cảnh khó khăn để cùng chuẩn bị đón một cái Tết ấm áp.Là một trong những hộ dân được nhận quà Tết, bà Nguyễn Thị A (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) vui mừng nói: "Gia đình tôi rất cảm ơn những món quà ý nghĩa mà chương trình trao tặng. Phần quà này không chỉ là nhu yếu phẩm giúp chúng tôi đón Tết mà còn là sự động viên về tinh thần để gia đình chúng tôi nỗ lực vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó trong những năm tới".Nhãn hàng Omachi thuộc công ty Masan Consumer đã thực hiện một hành trình đặc biệt, góp phần mang mùa xuân đến sớm với quân và dân ở huyện đảo Trường Sa ngay những ngày đầu tiên của năm 2025.Thay mặt tình cảm và sự sẻ chia từ đất liền, Omachi đã mang theo những phần quà gồm 2.000 thùng mì ăn liền và 1.000 hộp lẩu tự sôi như lời chúc năm mới an lành, gửi gắm hương vị ngày xuân rạng rỡ đến quân và dân huyện đảo Trường Sa, cảm nhận không khí mùa xuân gần hơn dù ở nơi xa xôi.Những món quà rất đỗi giản dị, đơn thuần là nhu yếu phẩm, nhưng hơn cả là tấm lòng, sự sẻ chia, động viên từ đất liền, mong muốn được góp thêm không khí Tết rộn ràng để các chiến sĩ Trường Sa đón một mùa xuân ấm áp, tràn đầy niềm vui dù đang ở nơi đầu sóng ngọn gió. Các chiến sĩ cho biết rất bất ngờ và vui mừng trước sự quan tâm của hậu phương, cảm thấy được quan tâm và cảm nhận một cái Tết ấm áp như đang ở quê nhà.Cùng với đó, nhãn hàng Nam Ngư cũng đã trao tặng hơn 80.000 chai Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn để góp niềm vui Tết cùng bà con huyện đảo Lý Sơn, gửi gắm cho mùa vụ tỏi mới bội thu. Đây là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Masan Consumer, hiện đã chạm mốc hơn 10 triệu chai tới tay người tiêu dùng trên khắp cả nước trong năm 2024, minh chứng cho sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng từ đặc sản tỏi Lý Sơn.Là một doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Masan luôn ý thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội. Khép lại năm Giáp Thìn và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 với những chương trình và hành động thiết thực, Tập đoàn Masan luôn hướng tới mục tiêu và mong muốn sẻ chia cùng người dân, bà con còn nghèo khó, quân và dân huyện đảo xa xôi để cùng nhau đón một cái Tết cổ truyền "đủ ấm no và đầy ấm áp".Trong năm 2024 vừa qua, Masan đã thực hiện rất nhiều chương trình an sinh xã hội thiết thực như: trao 100 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi", triển khai nhiều chương trình cứu trợ, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão Yagi và lực lượng tuyến đầu với tổng giá trị gần 20 tỷ đồng. Chin-su - nhãn hàng thuộc Masan Consumer hỗ trợ 10 tỷ đồng cho 'bữa cơm có thịt' năm thứ hai…Cảnh báo lừa tình theo kiểu 'chăn lợn'
Tối 15.2, chỉ huy Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, Cục CSGT Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế có hành vi quay đầu ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai gây mất an toàn giao thông.Cụ thể, sau khi tiếp nhận phản ánh từ mạng xã hội về trường hợp xe ô tô mang biển kiểm soát 30E-364.XX quay đầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đội 1 đã cử cán bộ xác minh và xác định người vi phạm là anh Trương Ngọc T. (28 tuổi, trú H.Thường Tín, Hà Nội).Làm việc với cảnh sát, anh T. cho biết, khoảng 12 giờ 30 ngày 14.2, anh lái ô tô đi Lào Cai, khi đến Km198 đã cho xe quay đầu vì nhầm đường.Lý giải cho hành động nguy hiểm này, anh T. cho hay, quá trình di chuyển anh có dùng Google Maps nhưng vì không biết xem nên đã đi ngược đường và quay đầu xe."Tôi nhận thức được hành vi của mình là gây mất an toàn giao thông và xin hứa không tái phạm", anh Trương Ngọc T. khẳng định với cảnh sát.Đội 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T. về lỗi quay đầu ô tô trên cao tốc, bị phạt 35 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
Cựu á hậu điện ảnh Phương Trang ngừng ‘bay’ show Giáng sinh để sum họp gia đình
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Trong ngày 15.3, đoàn công tác của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi thăm và bàn giao nhà đại đoàn kết cho tỉnh Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.TP.Đà Nẵng tổ chức 2 đoàn, đoàn đi H.Đông Giang (Quảng Nam) do ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng dẫn đầu, thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông A Lăng Câu và ông A Râl Xu (tổ dân phố Gừng, TT.Prao, H.Đông Giang).Đoàn đi H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng dẫn đầu, ghé thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông Pơ Loong Dít và hộ ông A Lăng Chấp (thôn Bhlố, xã A Vương).Chiều cùng ngày, 2 đoàn cùng về H.Duy Xuyên (Quảng Nam), thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết cho bà Võ Thị Thao (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn) và bà Hồ Thị Châu Sa (thôn Trung Đông, xã Duy Trung).Tại H.Duy Xuyên, đoàn của lãnh đạo TP.Đà Nẵng tham dự buổi lễ trao bảng biểu trưng TP.Đà Nẵng trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Nam.Các căn nhà đại đoàn kết này dành cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kỳ kháng chiến, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng 2 tỉnh thành Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.Bên cạnh các căn nhà bàn giao trong ngày 15.3, số nhà đại đoàn kết còn lại sẽ được khởi công và xây dựng hoàn thiện trong thời gian đến.
Đến miền Tây, 'hết nước chấm' với khô cá thát lát một nắng chiên giòn
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung