'Biển cạn' - khúc 'Adagio' của tình yêu
Các hộ được cấp giống sâm Ngọc Linh thuộc 2 xã Đăk Na và Văn Xuôi. Sâm được cấp là sâm giống 1 năm tuổi, không mắc bệnh, đang sinh trưởng, phát triển tốt.Tổng số sâm Ngọc Linh giống trên trị giá gần 1 tỉ đồng. Nguồn vốn được lấy từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị tại H.Tu Mơ Rông.Ngay sau khi nhận sâm, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp H.Tu Mơ Rông và UBND xã Đăk Na đã cùng người dân lên các khu rừng già được quy hoạch trồng sâm để xuống giống. Tại đây, người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để sâm sinh trưởng, phát triển tốt.Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND H.Tu Mơ Rông, cho biết sâm Ngọc Linh được xác định là loại cây giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu tại địa phương. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn và hỗ trợ, huyện đã cấp phát sâm Ngọc Linh cho hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Nhờ đó, người dân đã xây dựng được các vườn sâm Ngọc Linh quý, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo, giúp hàng trăm hộ đã làm giàu. Trong đó có những hộ gia đình đạt thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm."Việc hỗ trợ sâm Ngọc Linh giống cho 40 hộ dân đợt này nhằm giúp bà con đồng bào Xơ Đăng có thêm sinh kế, qua đó nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Huyện sẽ cử cán bộ giúp người dân chăm sóc để sâm đạt tỷ lệ sống cao, sớm nhân rộng và có nguồn thu từ vườn sâm này", ông Mạnh thông tin.Thoát nghèo nhờ chuyển hướng trồng dâu tằm và cà na
Trong chương trình Chọn ngành học cho tương lai, giải đáp băn khoăn của một học sinh về chương trình học ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Văn Hiến có khác so với các trường khác, thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: "Trường đào tạo theo hướng ứng dụng nên chú trọng tương tác với doanh nghiệp để các em có nhiều kiến thức thực tế. Ngay từ năm 1 các em đã được trải nghiệm nghề nghiệp ở các doanh nghiệp. Từ năm 2 cũng có các chuyên đề ngay tại doanh nghiệp. Năm 3, năm 4 sinh viên sẽ được làm các dự án riêng".Về thắc mắc "nếu ai cũng đổ xô học những ngành công nghệ hot thì điểm chuẩn có cao không? Em có thể sử dụng điểm môn công nghệ để xét học bạ vào ngành này không?", thạc sĩ Diệu Anh thông tin Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển 4 tổ hợp A0 (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, tiếng Anh), D1 (toán, văn, tiếng Anh) và K1 (toán, tiếng Anh, tin học) vào các ngành công nghệ."Về điểm chuẩn, mỗi trường có một mức khác nhau. Tùy thuộc năng lực của các em. Tuy nhiên, các em có thể cùng lúc đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển", thạc sĩ Diệu Anh đưa ra lời khuyên.
Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Bốn cột trụ thuyền trưởng' Việt Nam
Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Cục QLTT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới, từ đầu năm 2024 đến nay các Đội QLTT tập trung kiểm tra, liên tiếp xử lý những vụ việc lớn vi phạm về an toàn thực phẩm đồng thời công khai những cơ sở vi phạm nhằm tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa chung; bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hành quân đến sân Tam Kỳ chiều 28.2 tại vòng 14 V-League 2024 - 2025, CLB Hải Phòng của Đình Triệu đặt ra mục tiêu cố gắng có điểm. Thực tế, mọi thứ đã diễn ra rất thuận lợi theo tính toán của thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm.Sau hiệp 1 chơi chặt chẽ và hòa 0-0, CLB Hải Phòng bất ngờ tăng tốc ở đầu hiệp 2 và được tưởng thưởng bởi pha lập công của hậu vệ Đặng Văn Tới ở phút 58.Chỉ 8 phút sau đó, cách biệt đã được nhân đôi thành 2-0 cho đội khách khi Nguyễn Tuấn Anh sút tung lưới thủ môn Văn Công. Kịch tính của trận đấu tăng cao sau tình huống Samson rút ngắn tỷ số còn 1-2.Đây là bàn thắng thứ 3 từ đầu mùa của lão tướng 37 tuổi này, giúp anh tạm thời dẫn đầu danh sách ghi bàn của CLB Quảng Nam. Hy vọng đã thắp sáng khi ngay sau đó tiền vệ Bissainthe nhận thẻ đỏ trực tiếp khiến đội khách chỉ còn 10 người trên sân.Trong phần còn lại của trận đấu, bóng hầu như chỉ lăn trên phần sân của đội khách. Nhưng sự tập trung của hàng thủ đội bóng áo đỏ đã giúp họ bảo toàn chiến thắng sít sao 2-1, rời sân Tam Kỳ với 3 điểm quý như vàng.Với 3 điểm quý giá ở vòng 14 này, CLB Hải Phòng đã có được 17 điểm để tạm thời vươn lên thứ 8 ở bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm xem như đã trải qua được giai đoạn khó khăn để tăng tốc ấn tượng ở đầu giai đoạn lượt về.Điểm lại, các học trò của HLV Chu Đình Nghiêm đã có 2 chiến thắng liên tiếp, giành 7 điểm trong 4 trận gần nhất để tạm thoát khu vực "cầm đèn đỏ" để tiến đến giữa bảng xếp hạng.Thủ môn Đình Triệu cho biết: "Trận đấu diễn ra chặt chẽ vì 2 đội rất hiểu nhau. Mục tiêu của chúng tôi là chắt chiu từng điểm số. Trận đấu rất quan trọng, rất may mắn CLB Hải Phòng đã có được 3 điểm.Tình huống khi đội bạn gỡ 1-2, Bissainthe muốn ôm bóng để làm chậm trận đấu lại một chút. Tôi không quan sát rõ lắm tình huống đó, nhưng phản ứng của bạn ấy là không nên vì tấm thẻ đỏ khiến đội rất khó khăn khi thiếu người.CLB Hải Phòng đang trải qua thời điểm khó khăn. Chúng tôi đặt mục tiêu có điểm để có thể đặt mục tiêu chiến thắng. Từ đó anh em trong đội sẽ tự tin và thăng hoa. CLB Hải Phòng sẽ chắt chiu từng điểm số".FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Nhận định Liverpool - Leicester (2 giờ 45 ngày 11.2): ‘Đoàn quân đỏ’ không được phép phạm sai lầm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.