Giữ ngọc cho đời
Chiều ngày 3.3, nguồn tin của Thanh Niên cho hay, chiến sĩ cảnh sát cơ động Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hy sinh khi đang làm nhiệm vụ là hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật.Nhận xét về hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật, một số cán bộ CSGT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay Nhật thường xuyên sát cánh cùng CSGT đi làm nhiệm vụ tuần tra có bản tính hiền lành, siêng năng và giỏi tiếng Anh.Thượng úy Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ CSGT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết trưa nay (3.3), anh đang đi tuần tra ca trưa thì nhận được thông tin của cơ quan, nội dung "ai có nhóm máu O nhanh chóng đến Bệnh viện Vũng Tàu để truyền máu cho chiến sĩ cảnh sát cơ động bị thương nặng"."Vì tôi có nhóm máu O nên đã xin lãnh đạo cho đến Bệnh viện Vũng Tàu để hiến máu. Tôi biết người đang cần máu là Nhật, em hay đi làm chung ca với tôi. Nhật hiền lắm, giỏi tiếng Anh nữa. Lúc này, cũng có nhiều cán bộ, chiến sĩ trong ngành cũng đang chờ đến lượt lấy máu để truyền cho Nhật. Ai nấy cũng hồi hộp chờ đợi. Bản thân tôi cũng nôn nóng lắm, vì trong đó là Nhật, đứa em tôi rất quý mến", thượng úy Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.30 phút chờ đợi, thượng úy Nguyễn Ngọc Anh chuẩn bị tới lượt để truyền máu. "Chúng tôi đang chờ đợi, thì nhận tin báo Nhật đã không qua khỏi. Bản thân tôi chết lặng… Tôi chỉ biết đứng đợi đưa Nhật ra khỏi phòng chỉ để nhìn lần cuối...", thượng úy Nguyễn Ngọc Anh ngậm ngùi.Như Thanh Niên thông tin, sáng 3.3, lực lượng Công an P.7 (TP.Vũng Tàu) đến nhà Dương Hữu Trí (38 tuổi, là người nghiện được Công an P.7 quản lý) mời về trụ sở để kiểm tra ma túy. Tại đây, Trí không chấp hành mà còn dùng dao đuổi chém lực lượng làm nhiệm vụ. Sau đó, Trí còn đốt 2 xe máy của lực lượng làm nhiệm vụ. Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật được điều động đến hiện trường cũng bị Trí dùng dao đâm gây thương tích nặng và hy sinh sau đó.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 13 giờ 35 cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế được Trí, người đàn ông nghi ngáo đá.Hiện vụ việc được Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, làm rõ.Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật (23 tuổi) vào ngành công an tháng 2.2024, hiện là chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng quân tại TP. Vũng Tàu. Nhật còn độc thân, sinh sống cùng mẹ làm nghề buôn bán, gia đình hiện đang ở nhờ nhà bà ngoại. Nhật có 1 người anh trai là cảnh sát khu vực thuộc Công an P.Nguyễn An Ninh, TP.Vũng Tàu.
Google sắp cho điều khiển thiết bị Android không cần dùng tay
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Gen Z học dược: Không chỉ là sách vở mà còn trải nghiệm nghề đa dạng
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Về phía Ban giám khảo cuộc thi có: nhà văn Huỳnh Trọng Khang, nhà văn Đặng Nguyễn Đông Vy, ca sĩ Nguyên Vũ và nhà báo - nhiếp ảnh gia kỳ cựu Giản Thanh Sơn.
Nhận định bóng đá, M.U vs Crystal Palace (21g ngày 5.12): “Đại bàng” mơ đến cú hat-trick
Theo quan sát, các món ăn Nhật Bản tại lễ hội có giá trung bình khoảng 50.000 đồng/phần. Đại diện một quầy hàng cho biết, họ mang đến lễ hội món bánh truyền thống mitarashi dango. Đây là món ăn yêu thích rộng rãi ở Nhật Bản và được cho là mang lại may mắn. Bánh có nguyên liệu chính là bột gạo, bột gạo nếp, đường... nặn thành hình tròn và xiên vào que tre. Sau khi làm chín, đầu bếp sẽ rưới sốt lên bề mặt bánh, tạo độ bóng và hương vị hài hòa, đặc trưng cho món ăn.

Jun Vũ nói gì về việc tái xuất trong phim ngập cảnh nóng?
Thử sức Volkswagen Teramont trên hành trình dọc đại ngàn Tây Nguyên
Theo ghi nhận, khoảng 14 giờ 45, một số quận trung tâm TP.HCM bắt đầu có mưa rào. Đến khoảng 15 phút sau đó một số quận lân cận như: 10, 5, 6, 8… mưa cũng bắt đầu xuất hiện, từ mưa vừa đến mưa to. Khoảng 15 giờ, các con đường ở khu vực Chợ Lớn như: Lương Nhữ Học, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm… đều hứng cơn mưa khá lớn. Cơn mưa bất ngờ này khiến người đi đường phải tấp nhanh vào lề mặc áo mưa. Một số người đi đường không mang áo mưa buộc phải tìm nơi trú. Đến khoảng 15 giờ 45, cơn mưa kết thúc, trời tan mây và có nắng trở lại. Trước đó, vào tối qua (11.2), ở TP.HCM cũng xuất hiện cơn mưa trái mùa trong thời gian dài. Cụ thể vào, khoảng 19 giờ 10 phút, TP.HCM có mưa trái mùa trên địa bàn các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận và TP.Thủ Đức... Cơn mưa trái mùa khá lớn, nhiều người không kịp trở tay.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, lúc 19 giờ 20 phút, qua theo dõi ảnh trên mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây giông đang phát triển gây mưa rào kèm theo giông, sét cho khu vực TP.HCM gồm: Tân Bình, Gò Vấp, TP.Thủ Đức, Q.12. Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện ở Bình Dương, Bình Phước.Đài khí tượng này cũng dự báo từ hôm nay tới 15.2, do vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm ảnh hưởng đến đất liền.Dự báo, vùng áp thấp trên Biển Đông di chuyển chậm, khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và trở thành cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2025. Hôm nay, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và giông.Ngoài ra, trong 20 năm (2005 - 2025), TP.HCM có 12 năm mưa trong tháng 2, nhưng khả năng đợt mưa trong tháng 2 năm nay sẽ có tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, vượt năm cao nhất là 72,7 mm (2006).
Có một tuyệt khúc biển...
HAGL đã vào tới tứ kết Cúp quốc gia sau chiến thắng trước đội khách Bình Phước trên chấm luân lưu. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui giành vé đi tiếp, màn so tài ở sân Pleiku đã giúp giới mộ điệu nhận ra rõ hơn thực lực của HAGL lúc này. Không có 3 ngoại binh trên sân, HAGL không thể áp đảo Bình Phước. Đồng nghĩa, chất lượng nội binh trong tay bộ đôi HLV Lê Quang Trãi và GĐKT Vũ Tiến Thành không hơn nhiều so với một đội bóng hạng nhất.Đây là thực tế không chỉ HAGL, mà nhiều đại diện V-League phải đối diện. Đó là lực lượng nội binh chỉ ở mức "đủ dùng". Còn thành hay bại phụ thuộc vào cách thức huấn luyện, triết lý chơi, hay quan trọng nhất là đẳng cấp ngoại binh.HAGL đã khởi đầu mỹ mãn ở V-League 2024 - 2025 với 5 trận bất bại, chỉ nhận vỏn vẹn 2 bàn thua. Xuyên suốt khoảng thời gian này, Châu Ngọc Quang cùng đồng đội ngự trị trong tốp 3. Cú bật bất ngờ của HAGL đến từ nhiều yếu tố: đấu pháp phòng ngự phản công chặt chẽ và hợp lý, ngoại binh giỏi (cả Marciel da Silva và Jairo Rodrigues đều hòa nhập tốt) cùng việc tận dụng tối đa ưu thế "cao độ" khi được chơi trên sân nhà Pleiku (HAGL chưa thua trận nào trên sân nhà mùa này). Tuy nhiên, HAGL đuối dần khi không còn ưu thế. Lối chơi bị các đối thủ nghiên cứu và khai thác, các ngoại binh bị bắt bài, trong khi phong độ HAGL trên sân khách (1 điểm trong 4 trận gần nhất) là quá thấp, khiến điểm số giành được trên sân nhà không đủ bù đắp. Với 3 trận thua trong 4 trận gần nhất, không khó để nói HAGL đang sa sút. Dù vậy, cần nhìn nhận vấn đề: đội bóng phố Núi thực ra không thụt lùi, mà chỉ trở lại đúng vị trí vốn có. Một đội bóng muốn leo cao bền bỉ ở V-League cần nền móng lối chơi vững chãi và nội binh chất lượng. HAGL thiếu cả hai điều kiện này, vậy nên, chuỗi trận đầu mùa chỉ thuần túy là quãng thời gian thầy trò ông Vũ Tiến Thành đã vượt ngưỡng, chơi tốt hơn so với khả năng. Khi tính bất ngờ qua đi, trật tự đơn giản là được lặp lại. Bộ đôi Vũ Tiến Thành và Lê Quang Trãi có quá ít thời gian (mới hơn 1 năm) huấn luyện để tạo nên cuộc cách mạng tổng thể. HAGL cần tìm lại sức bật để một lần nữa bứt phá. Nhưng, tìm sức bật ở đâu nơi tập thể bình bình về chất lượng như vậy lại là bài toán khó giải. HAGL đang đứng thứ 7, tức chính giữa bảng xếp hạng. Đây là vị trí thường khiến các đội hoang mang về mục tiêu, khi đường lên không xa, nhưng đường xuống cũng... rất gần.Thầy trò GĐKT Vũ Tiến Thành chỉ kém tốp 3 có 3 điểm, bằng một trận thắng. Song, HAGL cũng chỉ hơn nhóm nguy hiểm 7 điểm. Con số dù lớn, nhưng có thể bị san lấp chỉ sau vài vòng đấu nếu HAGL không thoát được chuỗi thua. Đặt mục tiêu nào phù hợp cho V-League 2024 - 2025 là đích ngắm đội chủ sân Pleiku cần tính toán kỹ.Với triết lý huấn luyện từng thể hiện ở các đội Sài Gòn và TP.HCM, GĐKT Vũ Tiến Thành có thể sẽ toan tính giúp HAGL chắc chắn trụ hạng trước. Tích lũy đủ điểm ở lại V-League, tìm kiếm vị trí cao hơn. HAGL có lẽ chưa đủ mạnh để đặt "cứng" mục tiêu tốp 3 hay tốp 5, khi những vị trí trong nhóm đầu khó thoát khỏi tay các ứng viên vô địch. Vậy nên, tính toán "nhặt" điểm từng trận vẫn phù hợp hơn với HAGL lúc này. Với tấm áo mục tiêu vừa vặn, cả thầy và trò sẽ có tâm trạng thoải mái. Mà quá khứ đã chứng minh, HAGL cứ phải thoải mái tinh thần thì mới... chơi hay được.5 vòng tới, HAGL sẽ đối đầu CLB TP.HCM, CLB Hà Nội (2 trận), Thể Công Viettel và Bình Định. Lịch thi đấu rất khó nhằn, sẽ giúp Ngọc Quang cùng đồng đội định vị lại năng lực bản thân để sẵn sàng cho chặng lượt về.
CMD368
Người dân cả nước vui mừng khi từ 1.9.2025 toàn bộ học sinh công lập 63 tỉnh thành, từ mầm non tới hết lớp 12 đều được miễn học phí. Nhiều người quan tâm, vậy học sinh mầm non các trường dân lập, tư thục; học sinh phổ thông các trường tư thục có được hỗ trợ học phí hay không?Thông tin từ Bộ GD-ĐT gửi báo chí ngày 28.2.2025 cho biết: Ngày 28.2.2025, Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông.Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 1.9.2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến THCS (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50%-70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục)."Ngoài các đối tượng được miễn học phí theo quy định hiện hành nêu trên, Bộ GD-ĐT đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS và học sinh THPT công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả", thông tin gửi báo chí của Bộ GD-ĐT hôm 28.2 cho biết.Để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn, xin được lấy ví dụ, tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 hồi tháng 7.2024 đã thông qua Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM như bảng sau:Nhóm 1 là các trường nằm tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân và TP.Thủ Đức. Các trường thuộc nhóm 2 nằm tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.Như vậy, từ 1.9.2025 khi toàn bộ học sinh công lập từ nhà trẻ tới hết lớp 12 ở bậc THPT được miễn học phí, thì gia đình của các học sinh công lập này không phải đóng học phí, tương đương với việc được giảm một khoản tiền phải đóng hàng tháng cho con em mình. Số tiền được giảm như trên bảng, theo từng bậc học, từng khu vực mà trường đang nằm.Còn học sinh mầm non dân lập, tư thục; học sinh phổ thông tư thục cũng sẽ được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả. Ví dụ nhà anh A có con đi học nhà trẻ ở một trường tư thục tại quận 5, TP.HCM với học phí của trường này là 5 triệu đồng/tháng. Từ 1.9.2025, bé nhà anh A được ngân sách hỗ trợ 200.000 đồng/tháng học phí. Anh A phải đóng phần chênh lệch học phí là 4.800.000 đồng cho nhà trường. Việc hỗ trợ học phí được thực hiện bằng số thời gian trẻ thực học tại trường và không quá 9 tháng/năm học.Nhiều phụ huynh thắc mắc, vì sao học sinh tiểu học cả nước bấy lâu nay được miễn học phí; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã miễn phí học phí cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 từ năm học 2024-2025 này như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái... nhưng sao mỗi tháng họ vẫn phải đóng 2-3 triệu đồng tiền trường cho con?Xin giải đáp thắc mắc này của quý phụ huynh: Dù đã được miễn học phí (mức học phí được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ), nhưng khi học sinh đến trường, tùy vào việc đăng ký, lựa chọn từ đầu năm học của gia đình học sinh thì các em còn phải đóng một số khoản quy khác theo quy định, đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý. Ví dụ như học sinh có ăn cơm bán trú tại trường phải đóng các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú (ví dụ như tiền tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú; tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú…). Học sinh đăng ký học lớp tăng cường tiếng Anh cần đóng tiền tổ chức dạy tăng cường tiếng Anh; tiền tổ chức các lớp tin học tự chọn; tiền tổ chức dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ… Học sinh cũng cần đóng các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh (ví dụ như tiền học phẩm; tiền suất ăn trưa bán trú nếu em đó có đăng ký học bán trú; tiền nước uống; tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường); tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh)… Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.Trên cơ sở báo cáo của 46 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đến thời điểm hiện tại và các tài liệu, báo cáo gần đây, Bộ GD-ĐT căn cứ theo mức học phí tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ để ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.Theo đó, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư