$566
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sumvip 21. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sumvip 21.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sumvip 21. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sumvip 21.Sáng 7.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc cuối tháng 2 tới.Báo cáo việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 9, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Cụ thể là sửa đổi 3 luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng đó là 3 nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI và nghị quyết giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.Ngoài ra, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội cũng sẽ tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Ngoài 7 nội dung trên, Chính phủ cũng đề xuất 3 nội dung khác, bao gồm dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuy nhiên, với cả 3 nội dung này, ông Tùng đều đề nghị Chính phủ làm rõ tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc có đưa vào kỳ họp bất thường hay không.Theo Tổng thư ký Lê Quang Tùng, kỳ họp bất thường thứ 9, dự kiến Quốc hội sẽ họp 4,5 ngày. Kỳ họp 9 sẽ khai mạc sau Hội nghị T.Ư Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2. Trong đó, có bố trí thời gian từ 2 - 3 ngày nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua. Trường hợp trình Quốc hội 3 dự án luật mà Chính phủ đề xuất, thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.Theo Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Một số nội dung chưa bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến. Do đó, ông đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, với dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tới nay chưa có bất cứ thông tin gì để phục vụ công tác thẩm tra. Báo cáo thêm nội dung này, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh cho biết, về dự án này Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo tiền khả thi và xin ý kiến cấp có thẩm quyền vào giữa tháng 1 này.Ông nói, Thủ tướng đã trực tiếp thị sát ở Lào Cai, quyết liệt chuẩn bị để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2 kịp khởi công toàn tuyến vào tháng 10.2025.Vẫn theo ông Huỳnh, Chính phủ xác định ngay trong năm 2025 tăng trưởng 8% nên bên cạnh các luật về tổ chức bộ máy các nội dung còn lại đều rất cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế. Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc đảm bảo thời gian trình và gửi xin ý kiến đại biểu các nội dung của kỳ họp, nhất là các nội dung nằm ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy. "Tới giờ chưa có tờ giấy nào nằm trên bàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, đảm bảo tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. "Nếu chuẩn bị đầy đủ, chất lượng thì chúng tôi sẽ trình", Chủ tịch Quốc hội khẳng định. ️
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. ️
Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Q.10 lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Q.10 tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình thương mại - dịch vụ trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ trung bình 18%/năm.Tổng thu ngân sách nhà nước của Q.10 giai đoạn 2020 - 2024 đạt 11.775 tỉ đồng (đạt 103,8% kế hoạch), đồng thời, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hằng năm của quận đạt trên 95% (trừ năm 2021 do ảnh hưởng Covid-19, đạt 79,06%).Đảng bộ Q.10 cũng tập trung chỉ đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý trật tự lòng, lề đường gắn với thu phí sử dụng tạm thời được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đáng chú ý là tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn giảm 74,89% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Q.10 chưa đảm bảo nguồn lực, khiến một số dự án đầu tư công chậm tiến độ.Đối với dự án xây dựng lô G và di dời lô F chung cư Ngô Gia Tự, P.2, quận quan tâm chỉ đạo quyết liệt và kiến nghị thành phố bố trí vốn nhiều lần, tuy nhiên tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới, Q.10 cũng đặt chỉ tiêu hoàn thành công tác bồi thường hỗ trợ, di dời, bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân cư ngụ tại 17 lô của chung cư này.Ngoài ra, Q.10 còn đặt chỉ tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường THCS (419 Lê Hồng Phong, P.2) và Trường mầm non 19/5 (52 Thành Thái, P.12); hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án đường Tam Đảo (đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, P.14); sửa chữa, nâng cấp ít nhất 80 tuyến hẻm; hoàn thành và đưa vào sử dụng công viên ở P.14 (tại cụm kho hẻm số 7 Thành Thái).Cùng loạt chỉ tiêu khác, Q.10 phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong địa phương trọng điểm về thương mại, dịch vụ của TP.HCM.Góp ý cho văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Q.10 lần thứ 13, nhiệm kỳ 2025 - 2030, bà Nguyễn Thị Thu Trâm, Bí thư Chi bộ Khu phố 12A, P.14, kiến nghị địa phương cần đẩy mạnh truyền thông về việc phân loại rác tại nguồn cho người dân lẫn các đơn vị thu gom rác, đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, trường học về công tác phòng ngừa cháy nổ.Ông Lê Văn Minh, Bí thư Quận ủy Q.10 đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung dự thảo văn kiện và ban hành kế hoạch tổ chức cho người dân tham gia thảo luận, góp ý. Ông Minh yêu cầu việc tổng hợp ý kiến của người dân phải đầy đủ, chính xác. ️