Giá vàng bất động trước thông tin đấu thầu vàng
Trong 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin thất thiệt liên quan đến việc quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp bị tử vong. Theo Quân khu 1 (QK1), vào khoảng 8 giờ ngày 9.2, quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp, hạ sĩ, quân khí viên, đại đội 1, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 (Sư đoàn 3) báo cáo chỉ huy đại đội mình có biểu hiện bị sốt, buồn nôn và đau bụng. Theo đó, quân nhân Nghiệp đã được bộ phận y tế của đơn vị thăm khám, truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh và theo dõi. Tuy nhiên, sức khỏe của quân nhân Nghiệp vẫn không được cải thiện, đơn vị đã chuyển lên Bệnh viện Quân y 110 rồi Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để điều trị. Tại đây, các y, bác sĩ đã tích cực điều trị cứu chữa song quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp không qua khỏi.Qua kết quả xét nghiệm, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 xác định, quân nhân Nghiệp ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu thể tối cấp. Ngay sau khi quân nhân Nghiệp tử vong, để bảo đảm khách quan các cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc, trưng cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân tử vong (có sự chứng kiến của gia đình quân nhân Nghiệp) và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.Bộ Tư lệnh QK1 đã cử đoàn công tác trực tiếp về gặp gỡ gia đình, địa phương thông báo vụ việc, động viên, giúp đỡ gia đình và thực hiện công tác chính sách, tổ chức tang lễ cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp theo đúng quy định. Cạnh đó, Viện Y học dự phòng quân đội đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn, hướng dẫn phương pháp phòng, chống dịch viêm não mô cầu cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3. Qua xét nghiệm đã phát hiện, cách ly theo dõi đối với 7 quân nhân của đơn vị đã tiếp xúc trực tiếp và bác sĩ điều trị cho quân nhân Nghiệp tại Bệnh viện Quân y 110.Gia đình đã tổ chức mai táng cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tại nghĩa trang quê nhà, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, vào chiều ngày 11.2.Ngắm những bộ sưu tập thời trang đầy ấn tượng của sinh viên
Vòng loại khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO sẽ diễn ra từ ngày 10.1 đến 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa). Khu vực này có 6 đội bóng sinh viên tham dự, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Khánh Hòa, Trường CĐ Du lịch Nha Trang, Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Đà Lạt. Các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn để chọn ra 4 đội vào bán kết và chung kết. Đội thắng cuộc sẽ giành vé vào vòng chung kết tổ chức tại TP.HCM.HLV Nguyễn Văn Luận chia sẻ, "Với quyết tâm lấy chiếc vé duy nhất để dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO, từ khi có kế hoạch của Ban tổ chức, nhà trường đã nhanh chóng triển khai các công tác tổ chức tập luyện. Các cầu thủ của đội đa số đã được tham dự mùa giải đầu, năm nay các em đã có sự kết nối với nhau cũng như "cứng cáp" hơn. Những ngày cuối năm, thời tiết Đà Lạt mưa nhiều, khó tập luyện trên sân nên những ngày mưa tôi cho các em tập thể lực, cơ... Còn những lúc thời tiết thuận lợi tôi cho các em tập các bài tập phối hợp tấn công, sút cầu môn để cải thiện khả năng dứt điểm".Trưởng đoàn Trường ĐH Đà Lạt , thầy Trần Quốc Hùng chia sẻ, "Đặc trưng của người Đà Lạt là hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Trường ĐH Đà Lạt ngoài các sinh viên các tỉnh khác còn có nhiều sinh viên là người đồng bào cũng như người địa phương, nên khi tham gia giải đấu ngoài mong muốn đạt thành tích tốt, trường còn muốn lan tỏa phong cách hiền hòa, thân thiện, mến khách của người Đà Lạt".Đội trưởng, Thủ môn Trần Việt Quốc Định, cho biết từ ngày biết lịch thi đấu toàn đội đã rất háo hức tập luyện. Các cầu thủ, nhất là các em năm 1 rất cảm động vì được sự động viên, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác học tập cũng như tập luyện của lãnh đạo khoa, nhà trường. Các cầu thủ Trường ĐH Đà Lạt sẽ đến với giải đấu với quyết tâm đá đẹp, thể hiện tinh thần của sinh viên trường là "học hết sức chơi hết mình". Rút kinh nghiệm mùa giải trước, năm nay thể lực và khả năng dứt điểm của đội đã được cải thiện nhiều. HLV Nguyễn Văn Luận chia sẻ thêm, với quyết tâm cao trong lần thứ 2 tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, kế hoạch trong những ngày tới của đội Trường ĐH Đà Lạt là sẽ kiếm những trận giao hữu sân 11 để rèn thêm về chiến thuật. Rút kinh nghiệm chưa quen với thời tiết nắng nóng và thay đổi độ cao khiến các cầu thủ bị "ngợp" trong trận ra quân, năm nay đội sẽ di chuyển xuống Nha Trang sớm để các cầu thủ làm quen với thời tiết.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Mạch nha va vào ký ức
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.
Ngoài Việt Nam, nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Singapore, Philippines... cũng rộn ràng đón Tết Nguyên đán. Dù truyền thống văn hóa khác nhau, mỗi nơi có thể chào đón năm mới âm lịch theo cách riêng, nhưng đều có điểm chung là hình ảnh gia đình đoàn tụ bên mâm cỗ ngày xuân và cầu chúc những điều may mắn, vạn sự hanh thông.Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc được gọi là Seollal và là một trong những ngày lễ quan trọng tại quốc gia Đông Bắc Á.Tết Seollal là dịp bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và người cao tuổi. Người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (hanbok), trẻ con cúi lạy tỏ lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ, được lì xì và nhận những lời khuyên cho năm mới, trước khi cả nhà ăn các món truyền thống dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng Seollal ở Hàn Quốc.Được gọi là Xuân Tiết, dịp tết âm lịch tại Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ, từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì, với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Vào đêm giao thừa, mỗi người thường tặng quà nhau, cùng thức để trải qua khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ và đón giây phút đầu tiên của năm mới. Mỗi người trong gia đình sẽ dành tặng nhau lời chúc và lì xì may mắn cho năm mới. Biểu diễn múa lân cũng là hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp năm mới.Vào những ngày tết năm nay, Singapore tổ chức lễ hội mùa xuân với các sự kiện nổi bật như lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao (từ ngày 27.1 - 5.2), lễ hội đường phố Chingay (từ ngày 7 - 8.2), cùng nhiều hoạt động khác. Người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.Lễ hội đường phố Chingay năm nay sẽ diễn ra tại Singapore với chủ đề Niềm vui, là dịp để mọi người "chiêm nghiệm lại những trải nghiệm chung vượt qua ranh giới sắc tộc, ngôn ngữ và tuổi tác thông qua ẩm thực", theo ban tổ chức.Tại láng giềng của Singapore là Malaysia, lễ hội đường phố Chingay cũng diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Các thành phố Johor Bahru và Penang là những nơi tổ chức nhiều sự kiện đa văn hóa quan trọng. Dự kiến năm nay Malaysia và Singapore đều tưng bừng tổ chức lễ hội đường phố này do 2 nước đã lên kế hoạch đề xuất UNESCO công nhận sự kiện là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Cũng như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần. Cùng với phong tục trang trí, múa rồng và họp mặt gia đình trong dịp tết, một phong tục độc đáo diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Chap Goh Mei (rằm tháng giêng) là việc những cô gái độc thân ném quả quýt xuống biển để cầu duyên.Từ năm 2012, Philippines chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn. Người dân Philippines vào dịp tết thường đi chùa hay nhà thờ để cầu cho một năm hạnh phúc, an lành và thịnh vượng. Nhiều người dân cũng xem đây là dịp đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, khu phố Binondo ở Manila, còn gọi là phố Tàu, là nơi tổ chức nhiều lễ hội sôi nổi với các hoạt động múa lân, múa rồng và đốt pháo để chào mừng năm mới.
Xiaomi Watch S3 ra mắt, pin dùng 15 ngày
Do vậy, bác sĩ Long đưa ra lời khuyên rằng, cách tốt nhất để tránh suy thận ở người trẻ là cần có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và kiểm tra sức khỏe định kỳ. “Suy thận giai đoạn 1 và 2 có khả năng điều trị được bằng cách từ bỏ những lối sống kém lành mạnh, điều chỉnh phác đồ điều trị, chế độ ăn uống phù hợp. Còn nếu bệnh đã sang giai đoạn 3 thì khá khó”, bác sĩ Long cho hay.