Những tấm lòng vàng 18.12.2022
Theo Android Police, người dùng công nghệ đang xôn xao trước thông tin về một khoản phí ẩn sắp xuất hiện trên dòng điện thoại cao cấp Galaxy S25 của Samsung. Điều đáng nói, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vẫn giữ im lặng về chi tiết khoản phí này, đặc biệt là liên quan đến các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI).Mối quan ngại lớn nhất xoay quanh Galaxy AI, tính năng AI được Samsung quảng bá rầm rộ như một điểm nhấn của Galaxy S25. Hiện tại, Galaxy AI được cung cấp miễn phí trong một thời gian giới hạn (6 tháng hoặc đến cuối năm 2025). Tuy nhiên, Samsung đã xác nhận rằng dịch vụ này sẽ chuyển sang hình thức trả phí trong tương lai.Điều này khiến người dùng cảm thấy 'bất an' khi không biết rõ những tính năng nào sẽ bị khóa sau khi giai đoạn miễn phí kết thúc. Liệu những tính năng chỉnh sửa ảnh, video nâng cao hay khả năng phiên dịch thời gian thực có còn hoạt động? Mức phí hằng tháng là bao nhiêu? Samsung vẫn chưa hé lộ bất kỳ thông tin nào, khiến người dùng cảm thấy như đang bị bỏ mặc.Nhiều chuyên gia và người dùng chỉ trích chiến lược của Samsung là 'ăn hai đầu'. Họ cho rằng, Samsung đang yêu cầu người dùng trả giá cao cho những nâng cấp phần cứng không đáng kể, đồng thời 'mồi chài' bằng các tính năng AI rồi sau đó thu phí."Nếu AI là lý do tôi mua điện thoại của bạn, thì nó phải được tích hợp liền mạch vào trải nghiệm người dùng. Nếu không, nó chỉ là một gói dịch vụ riêng biệt", một chuyên gia nhận định.Việc thu phí Galaxy AI có thể gây phản tác dụng cho Samsung. Khi đó, các nhà phát triển ứng dụng Android khác sẽ nhảy vào cuộc, cung cấp các giải pháp AI miễn phí hoặc giá rẻ hơn. Galaxy AI sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và sự so sánh khắt khe từ người dùng.Người dùng đang kêu gọi Samsung cần minh bạch hơn về kế hoạch thu phí Galaxy AI. Họ muốn biết rõ những tính năng nào sẽ bị ảnh hưởng, mức phí cụ thể và giá trị mà họ nhận được. Nếu Samsung tiếp tục im lặng, họ có nguy cơ đánh mất niềm tin của khách hàng và làm tổn hại đến uy tín thương hiệu.Không chỉ Samsung, Apple và Google cũng chưa tiết lộ kế hoạch thu phí cho các tính năng AI của họ. Các công ty công nghệ lớn đang thăm dò thị trường và chờ đợi xem ai sẽ là người đầu tiên đưa ra mức giá. Trong khi đó, người dùng hy vọng rằng sự cạnh tranh gay gắt sẽ giúp họ được hưởng lợi từ các tính năng AI chất lượng với mức giá hợp lý.‘Chất bóng đá sinh viên sẽ được lan tỏa mạnh’
Ngày 7.3, Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) công bố một báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội.Theo báo cáo của Adecco Việt Nam, nền kinh tế trong nước đã phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2024 và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực và yêu cầu kỹ năng cao hơn từ các nhà tuyển dụng.Cụ thể, trong năm 2024, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa bộ máy và thận trọng hơn trong chiến lược tuyển dụng. Nhiều ngành nghề trọng điểm lại gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực.Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ việc của người lao động vẫn ở mức cao, tình trạng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ kỹ năng mà doanh nghiệp mong muốn vẫn còn nhiều.Mặc dù vậy, một số lĩnh vực như công nghệ, y tế và sản xuất vẫn ghi nhận nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng hoạt động và dòng vốn đầu tư không ngừng đổ vào.Ở chiều ngược lại, người lao động cũng gặp không ít khó khăn để tìm được một công việc phù hợp mong muốn của mình.Các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những ứng viên có chuyên môn kỹ thuật vững vàng, khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt, đồng thời có thể thích ứng linh hoạt và luôn sẵn sàng học hỏi.Đặc biệt, kỹ năng ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên thị trường lao động.Một nghiên cứu của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc cũng đã chỉ ra 3 xu hướng quan trọng đang định hình môi trường làm việc trong nước, đó là: chuyển đổi số, mô hình làm việc linh hoạt và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thông minh hơn.Thứ hai, kể từ sau đại dịch Covid-19, làm việc linh hoạt đã trở thành một tiêu chí mới và đang được các bên ưa chuộng, tuy nhiên, mỗi ngành lại có cách áp dụng khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực công nghệ và dịch vụ có xu hướng ưu tiên mô hình "hybrid", kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa.Thứ ba, AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi, những công cụ như ChatGPT, Copilot và Bard được sử dụng ngày một phổ biến. Theo đánh giá của Adecco Việt Nam, AI đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu và chăm sóc khách hàng.Các doanh nghiệp đang tận dụng AI để nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt khối lượng công việc thủ công và tối ưu hóa quy trình vận hành. Ví dụ, quản lý cấp trung thường sử dụng AI để phân tích dữ liệu và lập kế hoạch, còn lãnh đạo cấp cao tận dụng công nghệ này để dự báo xu hướng, hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.Cũng theo báo cáo của Adecco, phần lớn người tham gia khảo sát đồng ý rằng AI không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn hỗ trợ tư duy chiến lược. Đáng chú ý, có 35% số người được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng để khai thác tối đa tiềm năng của AI trong công việc.
Bệnh lý buồng trứng âm thầm ở phụ nữ trẻ và nguy cơ vô sinh nữ
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.
Có thể nói Táo quân 2025 là sự kết hợp giữa mới và cũ từ dàn diễn viên đến nội dung chương trình. Theo đó, những gương mặt gạo cội như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh, Vân Dung… trở lại trong vai trò các Táo, Ngọc Hoàng như một thương hiệu của chương trình. Chỉ thiếu NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc không trở lại trong vai Nam Tào - Bắc Đẩu như mong muốn của đa số khán giả. Nhưng Đỗ Duy Nam thay thế ở cả hai vai Nam Tào - Bắc Đẩu trong Táo quân năm nay cũng được nhận xét là diễn khá tròn vai. Ngoài ra còn có Trung Ruồi, NSƯT Thái Sơn, Thanh Hương, Tiến Minh, Anh Đức… góp mặt trong dàn nghệ sĩ trẻ khá hợp lý.Xuyên suốt chương trình, thấy rõ vai trò chủ đạo của dàn Táo cũ. Họ kết hợp ăn ý bởi kinh nghiệm nhiều năm tung hứng cùng nhau. Chỉ riêng sự trở lại này đã tạo nên sức hút cho chương trình Táo quân năm nay. Đa số khán giả dành lời khen "đỉnh nóc kịch trần" cho các tên tuổi gạo cội. Điều này có lẽ do Táo quân 2024 hầu như vắng bóng dàn Táo cũ, khiến cho chương trình bị "hụt hơi", nhận nhiều ý kiến chê bai từ các fan trung thành.Kịch bản của Táo quân 2025 nhìn chung ổn hơn năm ngoái bởi nhiều vấn đề nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội trong một năm được khơi lại ở Đường lên đỉnh thiên cung. Theo khán giả nhận xét, các Táo đã "khịa" rất "đỉnh", làm nức lòng người xem. Nếu so sánh với nội dung của Táo quân 2024 hay vài mùa trước thì năm nay đúng là nội dung có "nóng" hơn như ý kiến nhận xét của một vài khán giả: "Có đổi mới, sáng tạo, hay hơn năm trước"; "Tôi thì thấy năm nay hay hơn năm trước thôi vì năm trước chỉ có mỗi Ngọc Hoàng diễn với các Táo mới".Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng Táo quân 2025 vẫn bị luẩn quẩn với "bình cũ", chưa thoát ra khỏi "cái bóng" của các mùa trước, dù kịch bản có nhiều yếu tố "bắt trend" để kịp với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng thưởng thức của khán giả thời đại 4.0. Dàn Táo cũ vẫn "lộ" vài điểm thiếu tự nhiên, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người xem với góc nhìn đa chiều hơn.
Hàng trăm người cùng tham gia thi gói, nấu bánh tét
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.