$583
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của GO88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ GO88.Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội vừa lập hồ sơ xử lý một tài xế ô tô biển vàng có hành vi dùng băng dính đen dán vào biển số xe để che đi một chữ số và "hô biến" chữ F thành E, nhằm né phạt nguội.CSGT cho hay, với lỗi vi phạm trên, tài xế xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 20 - 26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, theo quy định tại Nghị định 168/2024.Nhiều năm nay, tình trạng dùng băng dính để dán vào biển số luôn là chủ đề nhận được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội về xe cộ. Nhiều trường hợp đã bị lên án, xử phạt, nhưng vẫn có vi phạm mới.Qua các vụ việc bị phát hiện, lời khai của tài xế vi phạm cho thấy lý do chủ yếu của việc dán biển số là để né phạt nguội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xác định phương tiện vi phạm giao thông.Anh Nguyễn Long, 37 tuổi, trú tại Hà Nội, cho rằng việc dán biển số là hành vi mang tính chất cố ý, thể hiện sự "khôn lỏi" và ý thức chấp hành pháp luật kém. Người thực hiện hành vi này với mong muốn "thoải mái vi phạm" mà không lo bị xử lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn, trật tự giao thông, vì thế cần phải phạt thật nghiêm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá việc dán biển số có thể mang đến ít nhất 3 hệ lụy. Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong phát hiện, xử lý vi phạm vi phạm về an toàn giao thông. Thứ hai là gây phiền hà cho chủ phương tiện khác nếu xảy ra tình huống biển số trùng với biển số dán băng dính, dẫn tới nhầm lẫn.Thứ ba, cũng là hệ lụy đáng lo nhất, khi liên quan đến yếu tố tội phạm. Rất có thể xảy ra tình huống gây tai nạn rồi dán biển số, bỏ trốn; hoặc dán biển số để sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội nhằm che giấu hành vi phạm pháp…Trước đây, Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô. Nhiều ý kiến nhận định mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, khiến người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để né các lỗi có mức phạt cao hơn.Cục CSGT Bộ Công an đề cập đến các hành vi dùng băng dính màu đen, giấy trắng, khẩu trang y tế hoặc bùn đất để che một phần hoặc thay đổi thông tin trên biển số xe. Đây được coi là lỗi cố ý nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gây ra nhiều hệ lụy cho người tham gia giao thông.Thời gian qua, cùng với việc triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông, lực lượng CSGT xác định hành vi gắn biển số giả, cố tình thay đổi thông tin biển số xe là một trong những nội dung trọng tâm cần phát hiện để xử lý nghiêm.Đặc biệt, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền lên nhiều lần (từ 4 - 6 triệu đồng lên 20 - 26 triệu đồng) đối với hành vi "dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe)…".Luật sư Hà Công Tâm ủng hộ việc tăng chế tài như quy định tại nghị định mới, vì cho rằng đây là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hành vi vi phạm. "Mức phạt cao sẽ khiến tài xế e dè, triệt tiêu tâm lý "cùng lắm là nộp phạt". Khi đã lo cho túi tiền thì tất nhiên sẽ không còn "đất sống" cho vi phạm nữa", luật sư nói.Nhiều bạn đọc thắc mắc trường hợp che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội (ví dụ F dán băng dính đen thành E; số 3, số 0 thành số 8...) mà vi phạm giao thông và bị phạt nguội, vô tình trùng biển số xe khác không vi phạm giao thông thì có bị phạt oan.Bộ Công an cho hay, khi nhận được thông báo vi phạm liên quan đến phương tiện do mình là chủ phương tiện, nhưng không phải xe của mình do các phương tiện khác cố tình làm thay đổi chữ, số của biển số; chủ phương tiện phản ánh trực tiếp đến cơ quan công an nơi gửi thông báo để tiến hành xác minh.Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ và trả lời. Việc xác minh được thực hiện đồng bộ trên dữ liệu thu được từ hệ thống camera quan sát, giám sát và nhận dạng biển số trên tuyến với độ chính xác cao, sẽ loại trừ được các phương tiện bị nhận dạng nhầm do hành vi che, dán biển số; đồng thời phân tích, làm rõ biển số phương tiện thực hiện hành vi che, dán biển số để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của GO88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ GO88.Giá cà phê Tây nguyên cũng tăng trở lại 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Nông và Đắk Lắk 101.000 đồng/kg, Gia Lai 100.600 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 100.500 đồng/kg. ️
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới. ️
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. ️