Phương Mỹ Chi bị 'nhắc nhở' vì cách xưng hô với Thúy Ngân, Lan Ngọc
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Nhiều công trình khởi động Tháng Thanh niên
Dưới đây là một số mẹo hữu ích với Google Maps để người dùng có thể khai thác tối đa tính năng của ứng dụng này.Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra giờ cao điểm và thấp điểm của các điểm tham quan bằng cách sử dụng dữ liệu từ Lịch sử vị trí của Google để dự đoán mức độ đông đúc tại một địa điểm, nhờ đó mọi người lên kế hoạch cho chuyến thăm vào thời điểm ít người.Để thực hiện, hãy mở danh sách địa điểm dự định ghé thăm, sau đó cuộn xuống phần Popular Times sẽ thấy biểu đồ hiển thị thời gian đông đúc nhất và vắng vẻ nhất cho mỗi ngày trong tuần. Hãy chọn ngày muốn đến và Google Maps sẽ gợi ý thời gian lý tưởng để ghé thăm, nhưng đây chỉ là ước tính và mức độ đông đúc thực tế có thể thay đổi.Phí cầu đường và nhiên liệu có thể nhanh chóng tăng cao trong quá trình di chuyển. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, Google Maps có thể giúp tìm ra tuyến đường tiết kiệm nhiên liệu nhất và tránh các tuyến thu phí.Chỉ cần nhập điểm đến, chạm vào biểu tượng bộ lọc rồi bật Avoid Tolls và Prefer Fuel-Efficient Routes. Lưu ý rằng các tuyến đường miễn phí thường dài hơn và có thể tốn nhiều nhiên liệu hơn. Hãy thử các cài đặt này để tìm ra tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất, ngay cả khi phải trả phí.Nếu thường xuyên tìm kiếm cùng một tuyến đường như đường đi làm, phòng tập hay nhà hàng, người dùng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lưu lại các tuyến đường này bằng cách lưu vị trí nhà riêng và cơ quan.Mở Google Maps, vào thanh tìm kiếm, chọn Home hoặc Work và nhập địa chỉ. Để lưu các vị trí khác, hãy mở danh sách địa điểm, nhấn Save và chọn danh sách phù hợp. Sau khi lưu, chỉ cần chạm vào các vị trí này để mở tuyến đường ngay lập tức.Khi đến những vùng xa xôi, người dùng có thể gặp khó với việc thiếu internet hoặc vùng phủ sóng kém. Nếu không muốn phụ thuộc vào người dân địa phương để chỉ đường. Google Maps cho phép tải xuống bản đồ các tuyến đường trước để điều hướng ngay cả khi không có kết nối internet.Để thực hiện, hãy tìm kiếm điểm đến và chạm vào tên hoặc địa chỉ. Sau đó, nhấn nút More, chọn Download Offline Map và nhấn Download. Bản đồ sẽ được tải xuống ở chế độ nền và người dùng có thể dùng để điều hướng. Lưu ý rằng bản đồ ngoại tuyến sẽ không cung cấp thông tin giao thông hoặc các tuyến đường thay thế.Google Maps cung cấp chế độ ẩn danh để ngăn việc lưu trữ các tìm kiếm vị trí, lịch sử điều hướng và các địa điểm đã ghé thăm vào tài khoản cá nhân nhằm tăng tính riêng tư.Để kích hoạt, hãy chạm vào ảnh hồ sơ ở góc trên bên phải và chọn Turn on Incognito mode. Lưu ý rằng khi ở chế độ này người dùng sẽ không thể lưu vị trí, tải xuống bản đồ ngoại tuyến hay truy cập một số tính năng khác.Google Maps theo dõi những địa điểm và tuyến đường đã ghé thăm để người dùng hồi tưởng để lập kế hoạch cho những chuyến phiêu lưu trong tương lai. Nhưng để sử dụng tính năng này, người dùng cần bật Timeline trong cài đặt tài khoản.Để xem lại các chuyến đi trước, chạm vào biểu tượng hồ sơ và chọn Your Timeline. Người dùng có thể chọn một ngày cụ thể để xem mình đã đến đâu vào ngày hôm đó. Nếu không có dữ liệu xuất hiện, có thể Timeline đã bị tắt, lúc này hãy chạm vào Review Settings và bật nó trong phần cài đặt.Ngoài việc giúp tìm các trạm xăng gần nhất, Google Maps còn cho phép so sánh giá xăng tại các trạm này để lựa chọn mức giá hợp lý nhất. Để kiểm tra giá xăng, hãy chọn tùy chọn Gas từ menu tìm kiếm và sẽ thấy danh sách các trạm xăng gần đó cùng với giá cả. Tuy nhiên, thông tin giá phụ thuộc vào việc các chủ doanh nghiệp cập nhật, vì vậy có thể có những trường hợp không hiển thị giá nhiên liệu.
Bộ xương khổng lồ phá kỷ lục cao nhất thế giới
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Ngày 3.1, tin từ Công an xã Ea Ngai (H.Krông Búk, Đắk Lắk), đơn vị vừa tổ chức cứu một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trong rẫy cà phê.Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân thôn 2, xã Ea Ngai báo tin đến Công an xã có một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trên địa bàn. Ngay sau đó, Công an xã Ea Ngai cử lực lượng đến hiện trường, triển khai phương án cứu hộ. Qua đánh giá tình hình, công an nhận thấy giếng sâu, người rơi xuống giếng có thể bị thương nặng, thiếu dưỡng khí, cần cứu hộ nhanh.Lúc này, nhiều người dân nghe tin, đưa thêm phương tiện đến hỗ trợ. Khi có trục quay của người dân, một chiến sĩ công an ngồi trong rọ sắt, được nối dây đưa xuống giếng để thực hiện việc cứu hộ.Người phụ nữ sau đó được kéo lên mặt đất an toàn và đưa đến Trung tâm y tế TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) điều trị.Người bị nạn tên N.T.H (trú tỉnh Phú Yên), đang hái cà phê thuê cho người dân trên địa bàn. Trưa 2.1, bà H. đi lượm cà phê thì không may bị rơi xuống giếng sâu khoảng 25 m. Theo một cán bộ Công an xã Ea Ngai, giếng không có nước khiến nạn nhân rơi xuống bị gãy hai chân, đa chấn thương nhưng còn tỉnh táo.
Hàng tháng, Chủ tịch Bình Định sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thanh niên
Ngày 23.2, Liên Chi hội Da liễu TP.HCM phối hợp Trung tâm u máu, Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM; bộ môn da liễu, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức hội nghị khoa học “Cập nhật chẩn đoán và điều trị các bệnh da khó hiện nay”.BS Lư Huỳnh Thanh Thảo, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, điều trị nám má kèm tai biến do kem trộn là trường hợp khó khăn của ngành da liễu.Theo BS Thanh Thảo, rám má (nám má, sạm da…) là trường hợp tăng sắc tố da thường gặp, chủ yếu xuất hiện ở nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (chiếm 30%). Điều trị bệnh này còn nhiều khó khăn vì cơ chế bệnh sinh nám má rất phức tạp.BS Thanh Thảo nhấn mạnh, tai biến do kem trộn luôn có tình trạng giãn mạnh, đỏ da. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc bôi và thuốc uống trong một thời gian dài.BS Thanh Thảo cho hay, kem trộn có thành phần Corticoid (thành phần nguy hiểm đối với da), có tác dụng làm trắng da cấp tốc, hiệu quả trong vài ngày hoặc vài tuần. Khi sử dụng lâu dài sẽ bị teo da, giãn mao mạch, tăng nhạy cảm ánh sáng; nám tái phát mạnh hơn khi ngừng sử dụng; tăng nguy cơ nhiễm trùng da do giảm miễn dịch.Trong kem trộn còn có thành phần rất độc hại như chì, có tác dụng làm da sáng giả tạo do gây lắng đọng kim loại trên da. Người bệnh sẽ nhiễm độc chì, da xỉn màu, thâm sạm khi ngừng sử dụng. Chất này tích tụ trong cơ thể, gây mất trí nhớ, suy giảm thần kinh.Để chữa trị bệnh này, trước tiên, người bệnh cần ngừng sử dụng kem trộn và tăng cường phục hồi da để giảm tình trạng viêm. Phục hồi hàng rào bảo vệ da là bước bắt buộc trước khi trị nám. Cần sử dụng các thành phần phục hồi da không gây kích ứng.Người bệnh nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, tránh các hoạt chất mạnh như chứa cồn, retinoid mạnh… Thời gian phục hồi ít nhất 4 tuần đến 8 tuần trước khi bắt đầu trị nám. Sau khi da không còn đỏ rát, có thể bắt đầu điều trị nám.Bàn về thẩm mỹ da cho người mắc bệnh da viêm mạn tính, TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, nhu cầu thẩm mỹ ở người mắc bệnh da viêm mạn tính là chính đáng và ngày càng phổ biến. “Người bệnh không chỉ mong muốn giảm ảnh hưởng của bệnh lý mà còn về mặt thẩm mỹ. Bác sĩ chuyên ngành da liễu cần quan tâm nhiều hơn về mặt thẩm mỹ”, TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú nói.Theo TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, tiếp cận điều trị thẩm mỹ ở người mắc bệnh da viêm mạn tính cần lưu ý: có gây khởi phát, làm nặng bệnh da nền không; có tăng tai biến của phương pháp thẩm mỹ không; có thay đổi hiệu quả điều trị do bệnh da nền không.BS Hoàng Văn Minh, Trung tâm u máu (Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, bớt đen bẩm sinh, bớt đỏ rượu vang, bớt thượng bì dạng cóc… là những bệnh da liễu nan giải.Theo BS Hoàng Văn Minh, dạng bệnh này tuy dễ chẩn đoán nhưng khó điều trị. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Tuy nhiên, có những vị trí không thể thực hiện phẫu thuật. Di chứng của bệnh khiến bệnh nhân ám ảnh tâm lý nặng nề.BS Hoàng Văn Minh cho hay, hiện nay tại Trung tâm u máu, Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM đã có phương pháp điều trị các bệnh da liễu khó, hiệu quả lên đến 70%. Thậm chí, khi bệnh nhân trang điểm sẽ không nhìn thấy vết bớt.Phát biểu tại chương trình, PGS-TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Chủ tịch Liên Chi hội Da liễu TP.HCM cho biết: “Cũng như các chuyên ngành khác, chuyên ngành da liễu cũng có những thách thức trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh da phức tạp, bệnh da do rối loạn di truyền hiếm gặp… Chương trình sẽ là diễn đàn y khoa lớn để các chuyên gia hàng đầu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực hành, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp”.