Người Thái 'cuồng' xe điện Toyota từng 'nhá hàng' tại Việt Nam
Còn anh Trần Văn Sơn (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) kể ngày nào anh cũng đi làm về qua khu vực cầu vượt Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh). Có nhiều ngày vào lúc 4 - 5 giờ chiều mà bảng quảng cáo nơi này vẫn hiển thị nhiệt độ 35 - 36 độ C, có ngày đến 37 - 38 độ C. "Tôi cũng thật sự tò mò nếu như vậy thì lúc giữa trưa, nhiệt độ thực tế ở khu vực này và TP.HCM sẽ là bao nhiêu?", anh Sơn thắc mắc.Không nhìn mặt nhau chỉ vì... góp ý sai cách
Thế vận hội tương lai mà CLB Thang Long Warriors góp mặt là giải bóng rổ quốc tế cấp CLB. Đây là giải thể thao thể chất số với sự kết hợp giữa 2 nội dung thi đấu là thể thao điện tử và thể thao truyền thống.
Cấy ghép đầu người
Đồng thời, có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 60 triệu đồng/người/năm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe dưới trời nắng nóng. Ngoài nhiệt độ cao, thì cường độ tia cực tím cũng rất mạnh bên cạnh đó là vấn đề bụi mịn do ô nhiễm không khí. Khi ra đường, mọi người cần che chắn cẩn thận bằng cách mặc quần áo nhiều lớp khi ra đường và cần uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây để bổ sung vitamin... Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý phòng chống cháy nổ, nhất là việc sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng nhà bếp…
Câu chuyện về chiếc váy của Miss Universe Philippines 2023 trong bộ ảnh sau khi đăng quang
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.