Luôn ý thức tiết kiệm điện cho... khách sạn
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.Immortal Gaming - 'Pháo đài bất tử' công phá khu vực Quận 12
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ 3 ngày 15.1, người dân phát hiện cháy tại một căn nhà tại hẻm số 377 đường CMT8, P.12, Q.10 (giáp ranh khu vực khuôn viên của Bộ Tư lệnh TP.HCM).Đám cháy bùng lên, khói đen ngày càng nhiều và có nguy cơ lan rộng. Ngay khi tiếp nhận tin báo, thiếu tướng Vũ Văn Điền, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP.HCM ngay lập tức có mặt và trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường. Có hơn 90 cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy. Sau 10 phút, đám cháy được dập tắt, đảm bảo an toàn về người và vật chất. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Apple tiếp tục gặp khó tại EU
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
Về động cơ, cả Honda Wave Alpha và GPX Rock 110 đều dùng máy xăng 4 kỳ, xi-lanh đơn, làm mát bằng không khí, dung tích 110 phân khối. Động cơ trên GPX Rock 110 còn có hệ thống phun xăng điện tử GPX-Fi cho công suất, mô-men xoắn cực đại tương tự động cơ xăng trên Wave Alpha.
Nhiều công việc có mức lương hơn 36 triệu đồng/tháng đang chờ người lao động
Nhìn lại một năm đã qua, NSND Minh Vương chia sẻ ông thấy may mắn vì mọi thứ vẫn ổn, sức khỏe đảm bảo để hoạt động năng nổ, biểu diễn ở nhiều chương trình. Trong năm 2024, nam nghệ sĩ đã tổ chức được liveshow lớn. Ông vui vì chương trình thành công mỹ mãn, khán giả dành nhiều lời khen ngợi. "Tuổi này còn gặp khán giả, được hát và mang lại niềm vui, tiếng cười cho họ là niềm hạnh phúc. Một người nghệ sĩ được cống hiến trọn đời với sân khấu cải lương thì còn không mong đợi gì hơn", Minh Vương bày tỏ.Để có sự nghiệp thăng hoa, được khán giả yêu mến, nghệ sĩ Minh Vương cho rằng ngoài yếu tố may mắn thì bản thân cũng phải luôn nỗ lực, rèn giũa mỗi ngày. Ông quan niệm người nghệ sĩ ngoài tài năng cần giữ được cái tâm, cái tình để mọi người xung quanh yêu mến. "Người nghệ sĩ cần ý thức giữ tên tuổi, hình ảnh của mình. Cái hay, cái đẹp mình sẽ phát huy, còn những điều không vừa lòng thì cũng phải lựa lời để khéo léo, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh làm tổn thương người khác", ông cho hay.Ở tuổi 75, NSND Minh Vương được khen vẫn giữ được phong độ, giọng hát ổn định với làn hơi khỏe, chất giọng truyền cảm như ngày nào. Nam nghệ sĩ nói may mắn được trời thương, Tổ đãi nên phong độ nghề khá tốt. Bên cạnh đó, ngôi sao cải lương đình đám của sân khấu miền Nam luôn ý thức phải giữ gìn giọng hát. Ông hạnh phúc khi mỗi lần gặp, khán giả vẫn ái mộ, chúc những lời lẽ tốt đẹp. Đứng trên sân khấu hơn nửa thế kỷ, vô số lần được vinh danh nhưng nam nghệ sĩ cải lương nói ông vẫn vui mừng, hạnh phúc mỗi khi nhận được lời khen từ khán giả. Giọng ca Nửa đời hương phấn bộc bạch: "Tình cảm của khán giả luôn là nguồn động viên lớn lao với người nghệ sĩ. Khi đi hát, khán giả luôn chúc tôi sức khỏe để có thể hát mãi cho mọi người nghe. Chính tình yêu thương này khiến tôi nhắc nhở mình phải giữ gìn để không phụ lòng mọi người. Bây giờ nếu có lời mời và cảm thấy mình đủ sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng biểu diễn để mang lời ca tiếng hát cho khán giả. Tuổi này rồi tôi không mong cầu gì nhiều, đi hát là để trả ơn khán giả". Sau khi trải qua biến cố bệnh tật, NSND Minh Vương nghiêm túc, kỹ lưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, ông thường xuyên vào bệnh viện thăm khám, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nam nghệ sĩ cho hay: "Những gì ảnh hưởng đến sức khỏe, đến giọng ca, tôi đều bỏ, cũng không ăn uống bừa bãi. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ uống một ly sữa nóng. Sau đó, tôi tập thể dục khoảng 10 - 15 phút, chủ yếu là đi bộ quanh nhà. Vào buổi chiều, nếu không đi diễn thì tôi tiếp tục tập thể dục. Lúc rảnh, tôi chăm sóc cây kiểng, đọc báo, trò chuyện với vợ. Nhờ tập luyện đều đặn, ăn uống khoa học, sức khỏe và giọng hát của tôi hiện tại vẫn còn tốt".Nhắc về cuộc sống hiện tại, nam nghệ sĩ chia sẻ ông tận hưởng tháng ngày bình yên, thoải mái bên vợ con. Ông thấy may mắn khi người bạn đời rất lo lắng cho mình, chăm sóc sức khỏe, lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Từng bộ trang phục nam nghệ sĩ mặc đều được bà xã tự đến tiệm chọn vải, may đo, lựa từng món phụ kiện để ông tự tin đứng trên sân khấu. NSND Minh Vương có 3 người con đều đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Nam nghệ sĩ chia sẻ ở tuổi xế chiều, không niềm hạnh phúc nào bằng gia đình trên thuận dưới hòa, con cháu hiếu thảo. Sau nhiều năm tất bật theo các đoàn hát, ít được đón tết thảnh thơi, năm nay ông sẽ ở nhà đón tết cùng gia đình. "Tết là dịp để tôi quây quần bên gia đình. Tôi và vợ sẽ cùng nhau sắm sửa, mua hoa quả, cúng ông bà. Thời gian trước, khi sức khỏe còn tốt, tôi thường đi diễn xuyên tết, có khi về đến nhà đã gần sáng. Năm nay tôi sẽ đón giao thừa cùng gia đình. Sáng mùng 1, con cháu tụ họp đầy đủ, chúc tết ông bà, cha mẹ, mình lì xì mừng tuổi cho các cháu, nhiêu đó thôi đủ đáng quý rồi. Sau ba ngày tết, tôi mới đi hát", nam nghệ sĩ cho hay.Ngoài gia đình, NSND Minh Vương có một hội bạn là các nghệ sĩ, nhân viên hậu cần lớn tuổi từng gắn bó một thời. Mỗi tuần, họ lại tụ họp cà phê, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, thỉnh thoảng giao lưu văn nghệ. "Hạnh phúc hiện tại của tôi là có sức khỏe, có gia đình, bạn bè, khán giả yêu thương. Còn sức khỏe thì tôi sẽ còn ca, khi nào người ta không còn mời mình nữa hoặc sức khỏe không cho phép nữa thì thôi", ông nói.