Bệnh viện Quân y 121 xử lý thành công nhiều ca bệnh khó
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Cánh tay mặt của David Beckham tiết lộ Inter Miami tạo kỷ lục tài chính nhờ Messi
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Quảng Ngãi lên kế hoạch đón công dân về quê
Sáng 19.1, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Đà Nẵng bàn giao 2 vụ, với 9 côn đồ kéo nhau đi hỗn chiến, cho công an các địa phương thụ lý.Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Đà Nẵng nhận điện báo từ người dân về việc nhóm côn đồ mang theo hung khí tụ tập trên đường Âu Cơ (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).Trung tâm chỉ huy điều động tổ công tác lực lượng cảnh sát 113 đang ở gần khu vực, cơ động đến hiện trường. Tuy nhiên nhóm nghi phạm đã di chuyển.Truy xét nhanh, đến kiệt 34 đường Âu Cơ, tổ công tác phát hiện nhóm 5 người đi trên 2 xe máy về hướng kiệt 57 đường Đồng Kè, nên đã truy bắt.Thấy lực lượng cảnh sát, cả nhóm rú ga bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng đã bị cảnh sát 113 bắt giữ toàn bộ.5 người gồm: Bùi Quang Tuyên (ngụ P.Hòa Khánh Bắc), Trần Gia Quyền (cùng 18 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), Trần Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ Bến Tre), Nguyễn Hoàng Duy Mẫn (19 tuổi, ngụ xã Hòa Sơn), C.T.T.M (nữ, 17 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, cùng H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 2 cây kiếm Nhật, 2 xe máy. Theo khai nhận, nhóm này mâu thuẫn qua mạng xã hội với một nhóm côn đồ ở khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, nên hẹn nhau giải quyết.Tổ công tác Cảnh sát 113 lập hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Công an Q.Liên Chiểu thụ lý.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, trước đó, lúc 1 giờ 15 cùng ngày, Đội Cảnh sát 113 nhận tin báo tại khu vực trên đường Tôn Đức Thắng (P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) có nhóm thanh thiếu niên tụ tập, chuẩn bị hung khí đánh nhau.Tổ công tác triển khai vây bắt ở khu vực ngã ba Huế, tạm giữ 4 nghi phạm: Phạm Hữu Khánh Hưng (18 tuổi, ngụ TP.Huế), T.V.M, N.X.P (cùng 17 tuổi), Lê Văn Hiền (19 tuổi, cùng ngụ Q.Liên Chiểu). Nhóm này khai nhận đang trên đường kéo ra biển để chém nhau với nhóm côn đồ khu vực làng chài.Đội Cảnh sát 113 chuyển 4 nghi phạm cho Công an Q.Cẩm Lệ thụ lý.
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.
Highlights VBA 2023: Saigon Heat thắng nghẹt thở chỉ trong 2 giây
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “AI for a Better World” (Trí tuệ nhân tạo cho một thế giới tốt đẹp hơn), do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 11.1, nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ SIU Prize 2025.Hội thảo quy tụ gần 500 đại biểu quốc tế và trong và ngoài nước là các nhà cố vấn hoạch định chính sách của Liên Hiệp Quốc, của Chính phủ Việt Nam và Mỹ; lãnh đạo, nhà khoa học đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, bệnh viện trên thế giới. Bên cạnh đó có đại diện các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến y tế, công nghệ, AI; thành viên các hội đồng giám khảo SIU Prize, các tiến sĩ ứng viên giải thưởng SIU Prize Computer Science; học viên ĐH và sinh viên ưu tú từ các trường ĐH tại Việt Nam.Tâm điểm của hội thảo xoay quanh các vấn đề thời sự toàn cầu như phát triển AI an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo và chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân...Đặc biệt, hội thảo đã thu hút gần 30 bài nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học thế giới, tập trung vào những ứng dụng đột phá của công nghệ, AI trong nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, công nghệ xã hội...Có mặt tại hội thảo, giáo sư Thomas P.Kehler, Trưởng nhóm khoa học, đồng sáng lập và CEO của Crowdsmart San Francisco, Mỹ đã có bài phát biểu về "khung AI lấy cảm hứng từ vật lý và thần kinh học cho một tương lai bền vững từ các mô hình biểu tượng đến trí tuệ tập thể".Nghiên cứu của ông Thomas P.Kehler mô tả sự phát triển của một kiến trúc AI thế hệ mới, không chỉ giảm thiểu rủi ro và tích hợp nhận thức con người mà còn có tiềm năng cách mạng hóa lĩnh vực này. Kiến trúc mới này dựa trên các nguyên tắc cơ bản từ lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý, sinh học tính toán và thần kinh học. Phiên bản đầu tiên của kiến trúc này kết hợp khoa học trí tuệ tập thể với cách tiếp cận học tập thích ứng, xây dựng các mô hình tri thức từ sự hợp tác giữa con người và các tác nhân AI. Trong khi đó, tiến sĩ Michael Cardei và tiến sĩ Thái Trà My, bộ môn khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin, ĐH Florida, Mỹ đã đề cập đến các cuộc tấn công xâm nhập mạng là mối đe dọa đáng kể đối với các hệ thống máy tính và an ninh mạng. Việc phát hiện và hiểu rõ các cuộc tấn công này là điều cần thiết để duy trì hệ thống an toàn.Nhóm đã nghiên cứu về việc sử dụng AI có khả năng giải thích để tăng cường tính dễ hiểu của các mô hình học trong phát hiện xâm nhập mạng ở mức độ nơ-ron, từ đó thu được những thông tin chi tiết hơn. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu CIC-IDS 2017, huấn luyện một mạng nơ-ron sâu để phát hiện các hoạt động mạng độc hại. Sau đó, chúng tôi phân tích các kích hoạt của các nơ-ron quan trọng để đạt được sự phân tách tinh vi hơn giữa các mô hình tấn công, dẫn đến một hệ thống phát hiện xâm nhập chi tiết hơn", đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ.Ở tầm vĩ mô, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (đồng sáng lập, đồng Chủ tịch, Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, Giám đốc Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới, Mỹ) và tiến sĩ Michael Dukakis (Chủ tịch Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới; đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng các nhà tư tưởng, Diễn đàn Toàn cầu Boston), cho rằng phát triển nhanh chóng của AI mang lại cơ hội chưa từng có để cải biến cách thức quản lý và cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của AI hoặc quản trị, bỏ qua bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng AI để nâng cao phán đoán và năng lực của con người trong lĩnh vực này.Nghiên cứu của 2 tiến sĩ đã đề xuất mô hình Chính phủ AIWS (Artificial Intelligence World Society), là một chính phủ quốc gia hoạt động liên tục 24/7, được tăng cường bởi AI và tuân theo các nguyên tắc của AIWS. Ngoài ra, nhóm đã giới thiệu Boston Areti AI (BAI), một tác nhân AI được thiết kế để hỗ trợ các nhà lãnh đạo, học hỏi từ những cá nhân xuất chúng."Mô hình Chính phủ AIWS hướng đến một hệ thống quản trị minh bạch, có nguyên tắc và đặt trọng tâm vào công dân, hoạt động không ngừng nghỉ, đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục. Mô hình này không yêu cầu cắt giảm nhân sự mà thay vào đó tổ chức lại nhân viên thành các ca làm việc được hỗ trợ bởi AI, giúp chính phủ vận hành hiệu quả và liên tục", ông Tuấn cho hay.Ngoài quản trị, nhóm nghiên cứu còn đề cập đến sự ra đời của ĐH AIWS và Y tế AIWS nhằm minh họa cách mà khung nguyên tắc AIWS có thể truyền cảm hứng cho các cải cách toàn diện trong giáo dục và y tế. Các khái niệm này thúc đẩy việc chấp nhận AI một cách đạo đức và hiệu quả, tạo điều kiện cho đổi mới, xây dựng lòng tin công chúng và nâng cao chất lượng cuộc sống.