Quyền Linh tiếc nuối nam bảo vệ 62 tuổi bị từ chối hẹn hò
“Lợi thế của mình nằm ở việc vừa làm được sản phẩm và có năng khiếu kinh doanh. Tuy nhiên, mình chưa thể cân bằng được hai khía cạnh đó để phát triển toàn diện. Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng học cách quản lý, phân bổ thời gian để cân bằng được việc phát triển sản phẩm và lập chiến lược kinh doanh hiệu quả”, Triệu Vy chia sẻ.3 mẫu xe tay ga độc lạ vừa gia nhập thị trường Việt Nam
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Kiều Minh Tuấn khóc nghẹn kể tuổi thơ mất cha, mẹ vất vả lo cả gia đình
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.
Hàn Quốc đang trải qua những ngày tang thương sau vụ tai nạn máy bay làm 179 người thiệt mạng khi chuyến bay số hiệu 2216 của hãng hàng không Jeju Air bị trượt khỏi đường băng, lao vào tường rào sân bay và bùng nổ.Sự việc xảy ra vào 9 giờ 7 ngày 29.12 (giờ địa phương) khi chiếc Boeing 737-800 từ Bangkok (Thái Lan) chở theo 181 người hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan (tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc) cách Seoul khoảng 288 km về phía tây nam. Chỉ 2 người sống sót sau thảm kịch là hai tiếp viên làm việc ở khu vực cuối máy bay.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tuyên bố 7 ngày quốc tang bắt đầu từ ngày 29.12 để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Ông cũng chỉ thị kiểm tra an toàn khẩn cấp toàn bộ hệ thống vận hành hàng không của đất nước.Theo Yonhap, đây là vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trên đất Hàn Quốc và là vụ có nhiều người chết nhất liên quan tới một hãng hàng không của nước này.Các cơ quan chức năng cho biết máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn và công việc xác định danh tính người thiệt mạng gặp nhiều khó khăn.Cơ quan chức năng cho rằng sự cố càng đáp, dường như liên quan việc va phải chim, có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay tháp điều khiển không lưu đã cảnh báo với máy bay trên về nguy cơ va chạm chim, trước khi xảy ra tai nạn.Lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay và còn đang tìm hộp chứa dữ liệu ghi âm buồng lái. Có 2 phi công trong buồng lái vào thời điểm tai nạn. Cơ trưởng có kinh nghiệm 6.823 giờ bay trong khi cơ phó có xấp xỉ 1.650 giờ bay.Tờ The Guardian dẫn lời giới chuyên môn cho biết ngành hàng không Hàn Quốc có thành tích cao về an toàn và đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên mà Jeju Air, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc, gặp phải kể từ khi thành lập vào năm 2005.Một ngày sau vụ tai nạn thảm khốc, thêm một máy bay chở khách của Jeju Air cũng gặp sự cố chưa xác định liên quan đến càng đáp. Chuyến bay Jeju Air 7C101 cất cánh vào 6 giờ 37 sáng 30.12 (giờ địa phương) đã được phát hiện gặp trục trặc càng đáp không lâu sau khi cất cánh.Tổ lái quyết định điều khiển máy bay quay về sân bay Gimpo của Seoul và hạ cánh an toàn vào 7 giờ 25 cùng ngày, Yonhap dẫn nguồn tin không nêu tên.Theo nguồn tin, chuyến bay vừa bị ảnh hưởng là dòng Boeing 737-800, và mắc phải lỗi càng đáp như đã xảy ra cho chuyến bay vừa gặp nạn một ngày trước đó ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng.Jeju Air hiện vận hành 39 máy bay Boeing 737 trong số toàn bộ 41 chiếc của đội bay. Đại diện hãng Jeju Air chưa bình luận về thông tin trên.Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae ngày 29.12 đã xin lỗi và gửi lời chia buồn tới các thành viên gia đình nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình.
Trăng sáng giữa đời
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.