Cha mẹ qua đời bao lâu thì các con mất quyền chia tài sản thừa kế?
Thông qua trang cá nhân, H'Hen Niê gây bất ngờ khi chia sẻ hình ảnh được bạn trai cầu hôn sau 7 năm yêu nhau. Trong khoảnh khắc trọng đại này, người đẹp không giấu được niềm hạnh phúc. Cô viết: "Cảm ơn anh. Như lời anh nói: "Vì em là duy nhất". Anh là tình yêu duy nhất của H'Hen". Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi đã cất công chọn chiếc nhẫn kim cương với thiết kế tinh xảo của một thương hiệu đình đám, mang ý nghĩa tình yêu vĩnh cửu. Đây cũng là cách anh thể hiện sự cam kết dành cho cô gái mà mình yêu thương. Bài đăng của H'Hen Niê nhanh chóng gây sốt mạng xã hội. Dưới phần bình luận, nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Lê Thúy, Pha Lê... cùng đông đảo khán giả gửi lời chúc mừng đến Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Bên cạnh đó, một số cư dân mạng mong chờ đám cưới của nàng hậu sinh năm 1992 trong thời gian tới. Trước khi có màn cầu hôn lãng mạn này, H'Hen Niê và bạn trai trải qua quãng thời gian dài đồng hành cùng nhau. Nàng hậu xác nhận có người yêu từ năm 2018, cho biết anh là người giàu tình cảm. Thời điểm đó, dù chưa từng tiết lộ danh tính bạn trai song thông qua những hình ảnh được lan truyền, nhiều người đồn đoán đó là nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi. Dịp Tết Nguyên đán 2025, H'Hen Niê gây bất ngờ khi công khai bạn trai, nhận được sự chúc phúc của dân mạng. Trải qua 7 năm yêu nhau, cặp đôi đối diện không ít thử thách, từng tan vỡ song sau đó hàn gắn. Trước đó, người đẹp chia sẻ lý do kín tiếng trong chuyện tình cảm vì muốn khán giả tập trung vào các dự án nghệ thuật, cộng đồng thay vì chuyện đời tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Thanh Niên, H'Hen Niê từng chia sẻ về chuyện hôn nhân: "Tôi nghĩ rằng đám cưới của tôi, tôi cần những người yêu thương mình, những người đã hiểu về mối quan hệ của tôi và bạn trai cũng như gia đình họ hàng hai bên. Khoảnh khắc đó, tôi mong muốn hai bên gia đình sẽ biết nhau. Tôi vẫn cần có không gian riêng của gia đình".‘Chi toán pháp’ và tiết lộ những ngón tay người biểu thị các con số 'bí ẩn'
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Thăng chức Chi cục trưởng Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế, có sai quy trình?
Trong năm 2023, lợi nhuận của công ty tăng 81% so với năm trước đó, từ 16,6 tỉ nhân dân tệ lên 30,04 tỉ nhân dân tệ (4,17 tỉ USD). Doanh thu tăng 42%, lên 602,3 tỉ nhân dân tệ (83 tỉ USD).
Ngoài sự tương đồng về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, kênh phân phối... Honda ADV350 và Honda Forza350 về Việt Nam đều dùng động cơ động cơ eSP+, 1 xi-lanh SOHC, 4 van làm mát bằng dung dịch, dung tích 330cc. Động cơ này có công suất 28,8 mã lực, mô-men xoắn cực đại 31,5 Nm, kết hợp với hộp số vô cấp CVT.
Gần 3.200 VĐV tham dự giải marathon Đất Sen Hồng Đồng Tháp
Sáng 6.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040. Quy hoạch này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố; là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng phát triển không gian, tổ chức hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, quy hoạch sử dụng đất.Thông qua đó, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2040 đưa Thủ Đức phát triển trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế TP.HCM, vùng đô thị TP.HCM thông qua các hoạt động kinh tế tri thức; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.Theo quy hoạch chung được duyệt, quy mô dân số TP.Thủ Đức đến năm 2030 có khoảng 1,8 triệu người, đến năm 2040 có khoảng 2,6 triệu người và sau năm 2040 khoảng 3 triệu người. Không gian TP.Thủ Đức được chia thành 9 phân vùng tương ứng với 11 trọng điểm phát triển gắn với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng lợi thế riêng.Quy hoạch sẽ tác động tích cực sâu rộng đến nhiều mặt của địa phương từ công tác quản lý, điều hành của cấp chính quyền cũng như hoạt động của người dân và doanh nghiệp, mở ra nhiều hướng phát triển mới nhờ vào tính kết nối và đồng bộ thông qua 9 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.Việc này sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn trong công tác cấp phép xây dựng và các nhu cầu chính đáng khác cho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, hạ tầng giao thông sẽ mở ra nhiều không gian mới như phát triển 9 tuyến đường sắt đô thị và liên vùng kết nối TP.Thủ Đức với phần còn lại của TP.HCM và sân bay Long Thành, đáp ứng 50% - 60% nhu cầu đi lại; phát triển đô thị theo định hướng gắn với giao thông công cộng.Đồng thời, phát triển nhiều tuyến đường mới, có tính kết nối liên vùng như tuyến đường nối liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - nút giao Vành đai 3 - cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến nối đường Vành đai 2 vào cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.Một điểm đáng chú ý khác của quy hoạch mới là TP.Thủ Đức sẽ tăng diện tích đất cho công trình giáo dục cấp đô thị lên gần 5 lần, diện tích đất cơ sở y tế hơn 10 lần, diện tích đất công trình văn hóa và thể dục thể thao lên khoảng 3 lần, diện tích công viên, cây xanh đạt 1.800 ha.Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết, hội nghị mang đến cho nhà đầu tư bức tranh tổng thể 535 dự án với tổng nguồn vốn dự kiến hơn 800.000 tỉ đồng.Các dự án triển khai theo 5 loại hình đầu tư: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đối tác công tư (PPP); phương thức khác theo luật đầu tư; nguồn vốn đầu tư công.Nhân dịp này, TP.Thủ Đức trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 12 dự án phát triển nhà ở trong năm 2024 với tổng vốn đăng ký hơn 33.000 tỉ đồng."Sự kiện hôm nay không chỉ là cột mốc đáng nhớ trong hành trình phát triển của TP.Thủ Đức qua 4 năm thành lập mà còn là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác rất tốt đẹp giữa các cấp chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư", ông Tùng đánh giá.Phát biểu tại buổi công bố quy hoạch, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị TP.Thủ Đức công bố quy hoạch rộng rãi, nội dung tuyên truyền cụ thể, dễ hiểu tạo sự đồng thuận cao.Song song đó, địa phương chủ động phối hợp các sở ngành khảo sát hiện trạng 9 phân vùng, làm việc với địa phương từng vùng để xây dựng lộ trình phát triển theo từng giai đoạn. Riêng các quy hoạch phân khu, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu chậm nhất tháng 9.2025 phải hoàn thành.Lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị TP.Thủ Đức tăng cường liên kết các địa bàn giáp ranh, không chỉ các quận của thành phố mà còn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát huy lợi thế từng địa phương.Chủ tịch UBND TP.HCM lưu ý địa phương cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo; cải cách mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ông Phan Văn Mãi cũng kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào TP.Thủ Đức.