Cầm lái Nissan Almera chạy hơn 35.000 km, chủ xe đánh giá thế nào?
Cuộc tọa đàm nhân Ngày Bắc Âu 2025 được thực hiện theo chủ đề "Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam", theo thông tin từ đại sứ quán các nước Bắc Âu ở Hà Nội. Các bên đã góp phần chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn về hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện tăng trưởng bứt phá về kinh tế và phát triển xã hội nhanh, bền vững. Tại buổi tọa đàm, PGS-TS Dương Trung Ý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đánh giá cao kinh nghiệm lãnh đạo và quản trị quốc gia theo mô hình Bắc Âu, theo đó chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và quản trị hiệu quả nhằm phát triển bền vững xã hội. Ông cho rằng mô hình Bắc Âu rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Các quốc gia Bắc Âu từ lâu đã được công nhận trên toàn cầu với hệ thống quản trị hiệu quả và có tính thích ứng cao, mang lại những bài học giá trị về đổi mới, minh bạch và xây dựng niềm tin công chúng. Và các phiên thảo luận đi sâu vào các chủ đề quan trọng như chuyển đổi số trong hành chính công, phân cấp quản lý và thúc đẩy văn hóa đổi mới, cải tiến liên tục.Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhận định công tác quản trị đạt hiệu quả cao nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm. "Việc chia sẻ những kinh nghiệm này sẽ giúp tất cả chúng ta cùng tiến xa hơn trong việc nâng cao chất lượng hành chính công trên phạm vi toàn cầu", theo đại sứ.Về phần mình, Đan Mạch nhiều năm liền luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về chính phủ điện tử. Thành công của Đan Mạch cho thấy chuyển đổi số không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng dân cư, nâng cao hiệu quả dịch vụ công, mà còn tăng cường lòng tin vào thể chế và thúc đẩy sự tham gia của công dân, Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho biết. Còn Đại sứ Phần Lan Keijo Norvanto khẳng định nước này là quốc gia đi đầu trong việc đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, qua đó xây dựng một hệ thống quản trị bền vững, lấy người dân làm trung tâm.Bên cạnh đó, mô hình quản trị của Na Uy tập trung vào việc cân bằng giữa chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân nhằm kiến tạo các hệ thống quản trị toàn diện và thích ứng hơn.Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken nhấn mạnh: "Chúng tôi đã chứng kiến giá trị to lớn của việc huy động sự tham gia của người dân vào việc tạo ra các cơ chế quản trị linh hoạt hơn. Thông qua việc trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ ý tưởng, chúng ta có thể cùng nhau hướng tới một nền hành chính công hiệu quả và có trách nhiệm hơn".‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 25: Giang không buông bỏ tình cảm với Hiệp?
Theo các doanh nghiệp, giá gas tháng 5 chốt 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng trước. Tuy vậy, do tỷ giá đồng đô la Mỹ tăng ở mức 25.458 đồng, nên mức giảm không sâu như kỳ vọng. Cụ thể, đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu gas cho hay, nếu không ảnh hưởng bởi tỷ giá tăng quá cao, giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng trong tháng 5 có thể giảm gần 12.000 đồng/bình 12kg chứ không phải 5.000 đồng/bình 12kg như mức điều chỉnh.
Giải pháp làm dịu và phục hồi da tổn thương
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề xuất ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, thì vấn đề Kyiv duy trì tiếp cận internet vệ tinh Starlink đã được đưa ra thảo luận giữa các quan chức hai nước, theo Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin ngày 22.2. Hiện Starlink là nhà cung cấp kết nối internet quan trọng cho người dân và quân đội Ukraine. Vấn đề trên đã được nêu ra một lần nữa trong cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg và Tổng thống Zelensky hôm 20.2. Nguồn tin của Reuters cho biết trong cuộc họp, Ukraine được thông báo rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngừng cung cấp dịch vụ nếu không đạt được thỏa thuận về các khoáng sản quan trọng. "Ukraine họat động dựa trên Starlink. Họ coi đó là 'ngôi sao định hướng' của họ. Do đó, mất Starlink sẽ là một đòn giáng mạnh", theo nguồn tin.Tổng thống Zelensky hôm 19.2 bác bỏ yêu cầu của Mỹ về 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản từ Ukraine để trả nợ cho viện trợ thời chiến từ Washington. Ông nhấn mạnh, Mỹ chưa hề cung cấp số tiền lớn như vậy và thỏa thuận được đề xuất cũng không đưa ra bất kỳ đảm bảo an ninh cụ thể nào.Tuy nhiên, đến hôm 21.2, Tổng thống Zelensky cho biết các nhóm của Mỹ và Ukraine đang làm việc để đạt được một thỏa thuận, đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng thỏa thuận sẽ sớm được ký kết. Phía Mỹ, Ukraine và SpaceX chưa bình luận về các thông tin mới trên. Bà Melinda Haring, thành viên tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), đánh giá Starlink rất cần thiết cho hoạt động máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, một trụ cột quan trọng trong chiến lược quân sự của nước này. Do vậy, việc mất Starlink sẽ là một bước ngoặt quyết định cục diện xung đột".Trước đó, tỉ phú Elon Musk - ông chủ SpaceX đã chuyển hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine để thay thế các dịch vụ truyền thông bị phá hủy sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2.2022. Tỉ phú Elon đã từng hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ internet vệ tinh ít nhất một lần với Ukraine vào mùa thu năm 2022 khi ông chỉ trích cách Kyiv xử lý cuộc xung đột.
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.
Ca sĩ Bảo Thy khoe mẹo đơn giản giảm cân, về body thời con gái sau sinh
Ngày 10.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, thi hành lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Hoàng Anh Đức (44 tuổi) hiện là Phó giám đốc Công ty Vicem thương mại xi măng, để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản điều 222 bộ luật Hình sự.Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, thời điểm phạm tội của ông Hoàng Anh Đức khi còn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Các lệnh, quyết định tố tụng đã được Viện KSND tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn.Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố 8 bị can trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Trong đó, các bị can bị khởi tố gồm: Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc; Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư; Nguyễn Thị Thảo, cán bộ Phòng Vật tư.Ngoài ra, 2 bị can là Hà Văn Tiến, Lương Đức Huy bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 3 bị can còn lại là Phạm Thị Thắm, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Tuyến bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.Quá trình điều tra của Công an tỉnh Quảng Ninh cho thấy, từ năm 2018 - 2021, Công ty cổ phần xi măng Hạ Long triển khai thực hiện các gói thầu mua sắm, cung cấp vật tư cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, Vũ Văn Tặng, Phó tổng giám đốc công ty đã không tuân thủ đúng quy định, mà đã đồng ý cho cấp dưới là Hà Văn Tiến, Quản đốc phân xưởng sản xuất, và Lương Đức Huy, Phó quản đốc Phân xưởng sản xuất, mua sắm hàng hóa, vật tư thiết bị trước.Sau đó, Vũ Văn Tặng đã chỉ đạo Nguyễn Văn Chuẩn, Trưởng phòng Vật tư và Nguyễn Thị Thảo, là cán bộ Phòng Vật tư, phối hợp cùng với các đối tượng khác hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu.Hành vi của các đối tượng là làm khống chứng từ để thể hiện Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất trúng thầu và nâng khống giá trị hàng hóa đối với các gói thầu nêu trên, nhằm mục đích trục lợi, gây thiệt hại lớn cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Trước đó, ngày 27.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế xảy ra tại Công ty cổ phần thiết bị điện Thống Nhất, Công ty Minh Nhật, Công ty An Khang, Công ty Bình Minh và đơn vị có liên quan.Quá trình điều tra xác định các công ty trên đã xuất bán khoảng hơn 1.000 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống, với tổng giá trị ghi trên hóa đơn khoảng hơn 100 tỉ đồng, nhằm hợp thức việc đấu thầu của Công ty cổ phần xi măng Hạ Long.Công ty cổ phần xi măng Hạ Long có vốn điều lệ là 1.942 tỉ đồng; trong đó vốn nhà nước chiếm 82,69%. Trong giai đoạn 2018 - 2023, đơn vị này đã lỗ lũy kế gần 5.000 tỉ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.