Xu hướng office core xâm lấn từ chốn công sở đến sàn diễn thời trang
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.Khởi động cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam ‘Vẻ đẹp của sự thông minh’
Đội hình HAGL ở V-League mùa giải 2024-2025 vốn đã trẻ, nay còn trẻ hơn. Đội bóng phố núi quyết định triệu tập lại 4 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở CLB Long An theo dạng cho mượn gồm trung vệ Đinh Quang Kiệt (sinh năm 2007, cao 1,95 m), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 2005, cao 1,8 m), tiền vệ Môi Sê (sinh năm 2005, cao 1,7 m) và tiền đạo Hoàng Minh Tiến (sinh năm 2005, cao 1,78 m). Tất cả đều là nhà vô địch VCK U.21 quốc gia 2024. 4 cầu thủ này sẽ có cơ hội ra sân ở V-League trong phần còn lại của mùa giải. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, HAGL có đến 17 cầu thủ sinh sau năm 2000, đáng chú ý còn có tiền đạo Trần Gia Bảo, sinh năm 2008, người cũng đã ghi 1 bàn thắng tại V-League. Ngoài các ngoại binh, những cầu thủ sinh trước năm 2000 chỉ còn lại Lê Văn Sơn, A Hoàng, Châu Ngọc Quang, Trần Minh Vương, Phan Đình Vũ Hải, Nguyễn Hữu Anh Tài. Có thể nói, sau "thế hệ vàng" của những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy... HAGL gần như thay đổi hoàn toàn, cả về nhân sự lẫn phong cách chơi bóng. Đội bóng phố núi gần như không có ngôi sao, không thi đấu hoa mỹ, nhưng điểm tích cực là họ đang tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ, điều có lợi cho bóng đá Việt Nam. Trong nhóm 4 cầu thủ mới được bổ sung, tiền đạo Hoàng Minh Tiến là gương mặt nổi bật. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của HAGL, thường xuyên góp mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ Việt Nam như U.17, U.19, U.20. Đáng chú ý, trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam trên đất Đức hồi đầu năm 2022, Minh Tiến thể hiện cực kỳ ấn tượng. Anh cùng trung vệ Nguyễn Mạnh Hưng (CLB Thể Công Viettel) được các chuyên gia Đức đánh giá rất cao và được trao cơ hội ở lại tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Minh Tiến liên tục được trau dồi kinh nghiệm ở các giải đấu trẻ, rồi khoác áo CLB Kon Tum chơi ở giải hạng ba quốc gia. Anh được HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên vào danh sách dự VCK U.20 châu Á 2023, thi đấu khá tốt tại vòng loại U.23 châu Á 2025. Anh cho thấy tiềm năng trở thành một tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Và trước khi được GĐKT Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi điền tên vào danh sách dự V-League 2024-2025, anh cũng được HLV Kiatisak Senamuang làm điều tương tự ở mùa giải 2023. Minh Tiến giàu tiềm năng nhưng điều quan trọng giờ là tiền đạo sinh năm 2005 phải nỗ lực hết mình để có thể được trao cơ hội ra sân tại HAGL. Từ đó, HLV Kim Sang-sik mới có cơ sở để đánh giá năng lực và gọi anh lên đội tuyển U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho SEA Games 33.
Các nhà vô địch SEA Games sắp chạm trán đối thủ khủng tại sự kiện kickboxing quốc tế
Trong vòng 3 tháng ra mắt, thương hiệu này đã thu gần 1.300 đánh giá, trong đó tỷ lệ 5 sao chiếm đến 99%. Đặc biệt trên Shopee, sản phẩm của Queenam thường xuyên cháy hàng, tạo nên những đợt "săn" socola sôi động của giới trẻ.Điểm khác biệt then chốt giúp Queenam gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng chính là công nghệ sản xuất tiên tiến. Thương hiệu này đã mạnh dạn đầu tư công nghệ sấy lạnh ở nhiệt độ âm 40 độ C. Công nghệ này không chỉ giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu mà còn bảo toàn được màu sắc và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.Với nền tảng công nghệ hiện đại, Queenam đã táo bạo cho ra đời những dòng sản phẩm mang hương vị độc đáo. Bên cạnh các vị cơ bản, thương hiệu này còn khéo léo kết hợp socola với sữa chua, chanh tươi, cánh hoa hồng và đặc biệt là sầu riêng - một loại trái cây đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Những sự kết hợp tưởng chừng "không tưởng" này lại tạo nên hương vị đặc trưng, thu hút giới trẻ nhờ tính mới lạ và độc đáo.Hướng đến phân khúc cao cấp ngay từ khi mới ra mắt, Queenam đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thanh socola trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm định chất lượng, đảm bảo không chỉ về hương vị mà còn cả yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.Thành công nhanh chóng của Queenam trên thị trường không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược marketing thông minh, đặc biệt là việc tập trung khai thác hiệu quả các nền tảng số. Thương hiệu này đã chọn Shopee và TikTok Shop làm điểm đến chính. Đặc biệt trên Shopee, Queenam thường xuyên góp mặt trong top trending của ngành bánh kẹo, thu hút lượng tương tác "khủng" từ người dùng.Một trong những chiến lược then chốt của Queenam là việc xây dựng mạng lưới influencer marketing bài bản. Thương hiệu đã khéo léo lựa chọn hợp tác với các KOL/KOC có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Gen Z như Thiện Nhân, Châu Muối, và Tina Thảo Nhi. Đặc biệt, thay vì những quảng cáo thông thường, các influencer này được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm thực tế với sản phẩm, tạo nên những review chân thực và gần gũi.Song song với việc xây dựng hình ảnh, Queenam cũng rất tinh tế trong việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Thương hiệu thường xuyên tung ra các ưu đãi độc quyền trên Shopee vào các dịp như 9.9, 10.10, 11.11 với nhiều hình thức hấp dẫn như flash sale, mã giảm giá riêng và combo quà tặng limited edition. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn tạo nên văn hóa "săn deal" thú vị trong cộng đồng người hâm mộ thương hiệu. Nhiều bạn trẻ thậm chí còn lập nhóm chat riêng để thông báo cho nhau mỗi khi có đợt mở bán mới của Queenam.Bên cạnh đó, Queenam còn khéo léo tận dụng tính năng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Thương hiệu thường xuyên tổ chức các minigame, thử thách sáng tạo content và cuộc thi "review có tâm" với những phần thưởng hấp dẫn tạo nên cộng đồng fan trung thành, sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa những giá trị tích cực của Queenam.Sau thành công vang dội trên các nền tảng thương mại điện tử, Queenam đang thể hiện tham vọng mở rộng thị trường thông qua chiến lược phát triển đa kênh. Không dừng lại ở việc chinh phục không gian mua sắm trực tuyến, thương hiệu này đang từng bước thiết lập mạng lưới phân phối offline một cách bài bản. Điều đáng chú ý là Queenam đã khéo léo định vị thương hiệu ngay từ đầu bằng việc chọn các đối tác phân phối cao cấp như chuỗi cửa hàng uy tín - những điểm đến quen thuộc của giới trẻ sành điệu và có khả năng chi trả cao.Bước đi tiếp theo của Queenam càng cho thấy tầm nhìn chiến lược khi thương hiệu đang trong quá trình đàm phán để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam. Động thái này không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín thương hiệu, khi các hệ thống bán lẻ hiện đại thường có những tiêu chuẩn khắt khe trong việc lựa chọn đối tác.Tham vọng của "tân binh" này không dừng lại ở thị trường nội địa. Queenam đang tích cực đàm phán với các đối tác nước ngoài để đưa sản phẩm socola mang đậm bản sắc Việt Nam ra thị trường quốc tế. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng một thương hiệu socola Việt có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với lợi thế về công nghệ sản xuất hiện đại cùng những hương vị độc đáo mang đậm bản sắc Á Đông như socola sầu riêng, Queenam hoàn toàn có cơ sở để tự tin khi vươn ra biển lớn.Chiến lược phát triển của Queenam cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản. Từ việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng số, mở rộng kênh phân phối offline cho đến kế hoạch xuất khẩu, mọi bước đi đều được tính toán cẩn trọng và triển khai một cách có hệ thống. Kết hợp với việc thấu hiểu sâu sắc tâm lý và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, Queenam đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường socola đầy cạnh tranh tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một "ngôi sao mới" trong ngành công nghiệp thực phẩm của đất nước.
Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Năm 2020 có khoảng 13.000 người nhiễm HIV. So sánh với số liệu năm 2019 cho thấy tổng số ca mắc mới tăng mạnh, tỷ trọng nhóm tuổi trẻ (16 - 29 tuổi) trong số người nhiễm HIV được phát hiện tăng, từ 37,9% lên 45,5%.