Lão tướng Anh Đức về HAGL: Một phút ngẫu hứng của bầu Đức...
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.Gửi vào 'chữ' những ước vọng năm mới
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã chặn và phá hủy 128 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, trong đó có 30 chiếc ở bán đảo Crimea, do Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, theo AFP.Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngoài Crimea, UAV Ukraine còn nhắm vào vùng Krasnodar của Nga và hai tỉnh Bryansk và Kursk, giáp biên giới với Ukraine.Trong đó, giới chức ở vùng Krasnodar nói rằng các đơn vị phòng thủ Nga đã phá hủy 83 chiếc UAV của Ukraine, theo Reuters. Ông Veniamin Kondratyev, lãnh đạo vùng Krasnodar, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng 3 nhà dân đã bị hư hại, nhưng không có báo cáo ngay lập tức về thương vong.Đây là cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất của Ukraine nhắm vào phía Nga kể từ đầu năm nay, theo TASS. Cuộc tấn công bằng UAV lớn gần đây nhất của Ukraine nhắm vào Nga diễn ra vào ngày 24.1, khi lực lượng phòng không Nga nói đã bắn hạ 121 UAV do Ukraine phóng.Ông Rodion Miroshni, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng một cuộc tấn công bằng UAV lớn khác của Ukraine vào các cơ sở dân sự của Nga cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn phá vỡ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ 4, theo TASS. Ông Miroshni còn nhận định theo cách tấn công ồ ạt như trên, Kyiv tin rằng họ "chứng minh cho phương Tây thấy tiềm năng quân sự của mình".Trong khi đó, Không quân Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 110 trong số 177 UAV do Nga phóng vào Ukraine trong những giờ đầu của ngày 26.2, theo Reuters. Không quân Ukraine còn tuyên bố 66 chiếc UAV trong số đó đã "bị mất", nhưng không cung cấp chi tiết.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với tuyên bố của đối phương.
Tận hưởng cảm giác lái phấn khích tại sự kiện SpringFest 2024
Nhan Phúc Vinh đóng vai nam chính trong Duyên. Bộ phim tình cảm gia đình xoay quanh cuộc sống tại một nông trại, nơi ba thế hệ chung sống, gìn giữ và phát triển vùng đất nông nghiệp xanh mát. Bộ phim không chỉ kể về hành trình dựng xây và bảo vệ nông trại, mà còn là câu chuyện về tình yêu, tình thân và sự trưởng thành của những người trẻ và cả những tham vọng tranh giành gia sản của những người thân trong gia đình.Bộ phim xoay quanh câu chuyện của Hoàng Nam (Nhan Phúc Vinh), một kỹ sư nông nghiệp tài năng, tận tâm với công việc và luôn mong muốn phát triển nền nông nghiệp bền vững. Anh trở về quê nhà để tiếp quản và cải tiến nông trại Thủy Mộc, nơi mang đầy ký ức tuổi thơ và là niềm tự hào của gia đình.Tại đây, Hoàng Nam vô tình bị cuốn vào một cuộc hôn nhân bất đắc dĩ với Duyên (Tăng Huỳnh Như) - cô gái trẻ cá tính, mạnh mẽ và bướng bỉnh. Xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nông, Duyên không thích bị sắp đặt số phận và luôn muốn chứng minh bản thân có thể tự quyết định cuộc đời mình. Mối quan hệ của cả hai bắt đầu với những mâu thuẫn, tranh cãi khi họ có quá nhiều điểm khác biệt.Thế nhưng, chính sự chung tay làm việc tại nông trại, cùng nhau đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, Hoàng Nam và Duyên dần thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Từ một cuộc hôn nhân không tình yêu, họ dần nảy sinh những rung động chân thành, để rồi nhận ra nhau chính là định mệnh.Bên cạnh chuyện tình cảm, bộ phim còn khắc họa hành trình trưởng thành của những người trẻ đang theo đuổi ước mơ và hoài bão của riêng mình, bao gồm Hoàng Quân (Trần Ngọc Vàng) - người em trai luôn bị áp lực bởi cái bóng của anh trai nhưng quyết tâm tìm lối đi riêng; Ái Mỹ (Lý Hồng Ân) một cô gái thành phố năng động, thích nghi với cuộc sống thôn quê; Dũng (Võ Đình Hiếu) - chàng trai kiên trì, theo đuổi ước mơ làm nông nghiệp sạch...Duyên không chỉ đơn thuần là một bộ phim tình cảm mà còn mang đến một góc nhìn mới về giá trị của gia đình, tình yêu thiên nhiên và sự gắn kết với đất đai. Phim đưa khán giả rời xa cuộc sống phố thị ồn ào, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những khoảnh khắc yên bình, từ ánh nắng ban mai đến những cơn mưa tưới mát cánh đồng.Qua từng tập phim, khán giả sẽ cảm nhận được những bài học về sự kiên trì, lòng yêu thương và khát khao sống trọn vẹn. Đồng thời, bộ phim cũng tôn vinh những con người âm thầm đóng góp cho nền nông nghiệp bền vững - một ngành nghề tuy vất vả nhưng lại vô cùng ý nghĩa.Dàn diễn viên thực lực như Nhan Phúc Vinh, Tăng Huỳnh Như, Trần Ngọc Vàng, Lý Hồng Ân, Khánh Huyền, Thân Thúy Hà, Bá Nghị... góp phần tạo nên bức tranh nhiều màu sắc về tuổi trẻ nhiều đam mê và chiều sâu cho câu chuyện gia đình.Đây cũng là lần đầu tiên Nhan Phúc Vinh kết đôi với Tăng Huỳnh Như trên màn ảnh nhỏ. Chia sẻ về vai diễn này, nam diễn viên gốc miền Tây cho biết: "Rất lâu rồi tôi mới đóng một bộ phim phục vụ khán giả miền Tây sau nhiều năm ra bắc đóng phim. Để hoàn thành các cảnh quay trong Duyên tôi cùng ê kíp đã đi đến 12 tỉnh thành khắp miền Đông và miền Tây Nam bộ. Hy vọng bộ phim sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho khán giả truyền hình".Phim Duyên do đạo diễn Nguyễn Phương Điền cầm trịch lên sóng trên kênh THVL1 từ ngày 3.2.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) đại diện 180 công ty kinh doanh lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhận xét quan hệ ASEAN-Mỹ đang duy trì bền bỉ suốt 47 năm qua và tiếp tục mở rộng ở mức độ chưa từng có sau khi nâng cấp qua quan hệ vào năm 2022. Ông Osius cho hay sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số, không gian mạng, y tế, môi trường và khí hậu, năng lượng, vận tải và trao quyền cho phụ nữ, trong khi mở rộng các kênh đối thoại sẵn có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng.Theo Chủ tịch USABC, với tổng GDP toàn khối 3.600 tỉ USD và gần 700 triệu người, Đông Nam Á là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Năm ngoái thương mại song phương được sự thúc đẩy từ hàng hóa sản xuất và công nghệ cao lần đầu đạt đến ngưỡng 500 tỉ USD. Đầu năm nay, số liệu của quý 1 năm 2024 cho thấy Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á, với giá trị hàng hóa 67,2 tỉ USD.Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á đạt 480 tỉ USD, cao gấp đôi so với tổng đầu tư vào các thị trường Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. ASEAN còn là đối tác then chốt của Mỹ trong việc tạo ra các chuỗi cung ứng bền bỉ: 6 thành viên ASEAN chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của linh kiện điện tử. Để so sánh, vùng lãnh thổ Đài Loan chiếm 7% số linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu, Hàn Quốc (6%) và Nhật Bản (4%), theo báo cáo ASEAN Matters for America/America Matters for ASEAN của USABC và các đối tác.Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2017), ông Osius đánh giá Việt Nam góp phần đáng kể cho mối quan hệ thăng hoa giữa ASEAN và Mỹ. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9.2023, hợp tác song phương mở rộng khắp mọi lĩnh vực then chốt. "Việt Nam giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ 8 trên toàn cầu, và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trỗi dậy trở thành điểm đến của luồng đầu tư đến từ Mỹ, không chỉ giới hạn trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ở tầm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", theo Chủ tịch USABC.Trả lời Thanh Niên, ông John Goyer, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ (trụ sở Washington D.C), Việt Nam lâu nay vẫn tập trung phát triển nguồn nhân lực và cần tiếp tục trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ Mỹ. Ông Goyer là người phụ trách các cuộc đối thoại và diễn đàn song phương để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, cũng như theo dõi tác động của căng thẳng thương mại đối với các chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại trong khu vực"Trong bối cảnh các công ty tìm kiếm nơi xây dựng những trung tâm dữ liệu hoặc nhà máy sản xuất chất bán dẫn, họ muốn vận hành những nơi này bằng năng lượng sạch, xanh hoặc năng lượng tái tạo. Ở nhiều trường hợp, áp lực này đến từ các cổ đông. Và tôi cho rằng trong khi Việt Nam thực sự có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn ở mức đáng kinh ngạc, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng tiêu thụ than đá. Vì thế Việt Nam cần tìm cách giải quyết những vấn đề năng lượng này", theo ông Goyer. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết các công ty Mỹ có nhiều cơ hội cung cấp công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như cần tạo điều kiện để môi trường đầu tư thông thoáng hơn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.Cuộc trao đổi với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham quan và đưa tin về hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ do Phái bộ Mỹ tại ASEAN (trụ sở Indonesia) phối hợp Trung tâm Đông-Tây (trụ sở Hawaii) tổ chức vào cuối năm 2024.Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEANPhòng Thương mại Mỹ cho biết đại diện gần 3 triệu doanh nghiệp Mỹ trên toàn cầu, trong đó hơn 6.200 công ty Mỹ hoạt động tại Đông Nam Á với khoảng 1 triệu lao động tại các địa phương. Tất cả 50 tiểu bang Mỹ đều xuất khẩu đến ASEAN, tạo điều kiện việc làm cho 625.000 lao động tại Mỹ. Hơn 96% số doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Mỹ đại diện là doanh nghiệp nhỏ dưới 100 nhân viên. Còn Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đại diện hơn 180 công ty lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, có văn phòng tại Việt Nam. Đây cũng là tổ chức duy nhất có trụ sở tại Mỹ được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.
Doanh nghiệp Việt 'vượt bão' nhờ chuyển đổi số kịp thời
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.