Ngại chi nắng hè nhờ những loại sinh tố hoa quả giải nhiệt, đầy năng lượng
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.80 tỉ đồng hỗ trợ học bổng và các dự án vì thế hệ trẻ
Chiều 3.1, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) triệu tập Đặng Bá Hợi (40 tuổi) và Nguyễn Đình Cầm (39 tuổi, cùng ngụ H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) để làm rõ vụ chặn xe du lịch, hành hung tài xế và nữ giáo viên giữa giao lộ, gây cản trở giao thông.Cụ thể, khoảng 11 giờ 25 cùng ngày, cho rằng tài xế xe du lịch biển số 51B-206.96 chạy lấn xe của mình, Hợi và Cầm lái xe tải biển số 62C-004.56 chặn chiếc xe này ngay giao lộ trước Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng (ngã tư Kim Cúc), P.3, TP.Đà Lạt.Lúc này trên xe du lịch đang chở đoàn giáo viên, học sinh của một trường THCS ở TP.HCM đến tham quan du lịch tại TP.Đà Lạt. Khi tài xế xe du lịch vừa bước xuống, Hợi và Cầm dùng tay đánh vào vùng mặt, đầu người tài xế. Vụ việc xảy ra trong giờ cao điểm nên gây ùn tắc giao thông tại giao lộ cửa ngõ TP.Đà Lạt.Một nữ giáo viên và hướng dẫn viên trên xe du lịch bước xuống can ngăn, bị Cầm đấm vào vùng mặt. Hậu quả, tài xế xe du lịch bị chấn thương ở vùng đầu, mặt, xây xát đầu gối trái; còn nữ giáo viên bị bầm tím gò má bên phải.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc điều tra và xác định danh tính hai người đàn ông lái xe tải có hành vi côn đồ nói trên là Đặng Bá Hợi và Nguyễn Đình Cầm. Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm.Thời gian gần đây, tại các địa phương, liên tục xảy ra những vụ việc hành hung người đi đường. Công an các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý rất nghiêm. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hành xử kiểu côn đồ, xâm hại cơ thể người khác chỉ vì những lý do nhỏ như va quệt khi tham gia giao thông.
Xuyên rừng tới nơi từng quay phim bom tấn 'Kong: Skull Island'
Chiều 5.3, thượng tá Đặng Văn Hữu, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cà Mau, cho biết đơn vị đang tạm giữ hình sự Phạm Quốc Việt (40 tuổi) và Phạm Minh Thịnh (57 tuổi, cùng ngụ P.7, TP.Cà Mau, Cà Mau), để điều tra về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.Khoảng 2 giờ 45 cùng ngày, lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cà Mau phối hợp các phòng nghiệp vụ ra hiệu lệnh dừng xe ô tô đang lưu thông trên tuyến quản lộ Phụng Hiệp, hướng từ Bạc Liêu về Cà Mau, đoạn thuộc khóm 1, P.Tân Thành, TP.Cà Mau, để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện dưới chân của Phạm Quốc Việt có một bọc ni lông, bên trong có 5 bọc ni lông nhỏ chứa ma túy đá, trọng lượng khoảng 2,4 kg.Tại cơ quan công an, Việt và Thịnh khai nhận mua số ma túy trên của một người ở TP.HCM, rồi vận chuyển về TP.Cà Mau bán lại cho các con nghiện.Vụ vận chuyển trái phép chất ma túy nêu trên đang được Công an tỉnh Cà Mau mở rộng điều tra.
Gắn bó với khán giả suốt hơn 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm đã trở thành điểm hẹn thân quen vào đêm giao thừa hàng năm trên VTV.Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ đề cập các vấn đề thời sự của đất nước dưới góc nhìn hài hước. Xuyên suốt chương trình là không khí sáp nhập bộ máy của Thiên đình. Cùng với đó là những câu chuyện được khai thác từ chất liệu cuộc sống như việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, quay phim người vi phạm để mong có thưởng, trào lưu mặc váy ngắn chơi pickleball… Nhiều câu nói tạo xu hướng gây sốt trong năm qua như "trà xanh", "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới", "nín" sẽ xuất hiện ấn tượng trong chương trình.Đường lên đỉnh Thiên cung là một cuộc thi được thiết kế riêng cho Gặp nhau cuối năm xuân Ất Tỵ. Khác với những cuộc thi tài trước đó, năm nay các Táo không thi mà thể hiện vai trò cầm cân nảy mực. Câu chuyện tìm người tài cho Thiên đình sẽ bật mí bí mật về các Táo.Điểm nhấn được nhiều khán giả chờ đợi năm nay là sự kết hợp giữa các nghệ sĩ gạo cội và các diễn viên trẻ. Bằng ngọn lửa đam mê, sự truyền nghề và tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ, các nghệ sĩ tham gia chương trình mong muốn thể hiện tốt nhất, như lời chúc một mùa xuân an lành, thịnh vượng và có nhiều niềm vui đến với mọi người, mọi nhà.Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Những ngày tết Nguyên đán là dịp các gia đình sum vầy, đoàn tụ song lại là thời điểm các vận động viên của nhiều đội tuyển thể thao Việt Nam đang tập huấn trong nước và nước ngoài. Hướng tới các mục tiêu trong năm mới Ất Tỵ, đặc biệt là SEA Games 33 tại Thái Lan, các vận động viên đã gác lại những niềm vui cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung của thể thao Việt Nam.Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 có sự xuất hiện trẻ trung, năng động của các vận động viên nổi bật trong năm qua: tiền đạo Nguyễn Xuân Son - Đội tuyển Bóng đá Việt Nam; kỳ thủ Lê Quang Liêm - Đội tuyển Cờ vua Việt Nam; VĐV Châu Tuyết Vân - Đội tuyển Taekwondo Việt Nam, VĐV Lê Văn Công - Đội tuyển Cử tạ NKT Việt Nam, 3 lần giành huy chương Paralympic; võ sĩ Muay Nguyễn Trần Duy Nhất; Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên; cầu thủ Nguyễn Phan Anh - Đội tuyển Bóng rổ Việt Nam. Cùng với đó Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam; Đội tuyển Dancesport Việt Nam; VĐV các đội tuyển Điền kinh, Bắn cung, Cử tạ, Pencak Silat Việt Nam. Tự hào thể thao Việt Nam tết Ất Tỵ 2025 phát sóng 22 giờ 25 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Vạn xuân tết Ất Tỵ 2025 là chương trình ghi lại những năm Tỵ đáng nhớ trong lịch sử dân tộc. Người dẫn chương trình sẽ xuất hiện tại các bối cảnh lịch sử và kể về các sự kiện dấu ấn đặc biệt.Để chuẩn bị cho Vạn xuân năm nay, ê kíp thực hiện đã lựa chọn bối cảnh ghi hình cho chương trình tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội. Từ nơi đây, những câu chuyện gắn với những năm Tỵ được BTV Hạnh Phúc gửi tới khán giả: Năm Quý Tỵ 208 trước công nguyên, Năm Tân Tỵ 981, Năm Định Tỵ 1077… cho đến những năm Ất Tỵ 1965, năm Tân Tỵ 2001, năm Ất Tỵ 2025.Lịch sử như một dòng sông lớn, ghi dấu những cột mốc dân tộc. Khán giả nhìn lại những năm Tỵ đã qua, để thấy bản hùng ca của đất nước đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho ý chí vươn lên quật cường của dân tộc. Chương trình Vạn xuân phát sóng 22 giờ 35 ngày 28.1 (29 tết) trên VTV.Tết nghĩa là hy vọng là chương trình truyền hình đặc biệt được thực hiện thường niên vào đêm giao thừa của Đài Truyền hình Việt Nam. Năm nay, những niềm cảm hứng của chương trình xoay quanh chữ "vươn", khởi nguồn từ sự "Vươn mình" của đất nước. Điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện truyền đi thông điệp về ý chí vươn lên của con người, vượt qua thách thức để tạo ra sự thay da đổi thịt cho các vùng đất, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.Trong không khí mùa xuân tại 3 miền đất nước, những câu chuyện năm cũ cùng khát vọng, hoài bão vươn mình được chia sẻ dưới góc nhìn của các vị khách đặc biệt: bà Tôn Nữ Thị Ninh và doanh nhân trẻ Lương Duy Hoài (TP.HCM); nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam (Huế); GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản) và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Hà Nội).Ê kíp thực hiện đã lựa chọn những ca khúc mang tinh thần lạc quan, những khúc hoan ca về mùa xuân gắn liền với các thế hệ người Việt. Chương trình có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, Hồng Nhung, Hà Trần, NSND Thu Huyền, Ngọc Ánh, Tùng Dương, Phương Thanh, Hồ Trung Dũng, Đoan Trang, Phạm Thu Hà....và các ca sĩ 9X, Gen Z đã có nhiều dấu ấn nghệ thuật trong và ngoài nước.Tết nghĩa là hy vọng 2025 được phát sóng từ 22 giờ 45 ngày 28.1 (29 tết). Cầu truyền hình đón năm mới sẽ diễn ra từ 23 giờ 50 - 0 giờ 15 ngày 29.1 (mùng 1 tết).
Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh Watch 2
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.