Về miền ký ức Vĩnh Long
Góp mặt ở trận chung kết, Thái Lan sẽ gặp đội tuyển Việt Nam. Trước đó, ở trận bán kết 1, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã giành chiến thắng thuyết phục 5-1 trước Singapore sau 2 lượt trận để vào chung kết. Tờ Siamsport nhận định đây là trận chung kết “trong mơ”, khiến CĐV Đông Nam Á phấn khích.“Đội tuyển Thái Lan gặp Việt Nam ở trận đấu cuối cùng là viễn cảnh mà mọi CĐV Đông Nam Á đều ao ước thấy. Thái Lan thể hiện sức mạnh vượt trội ở bảng A, liên tiếp giành những chiến thắng đẹp mắt. Đến bán kết, dù có phần gặp khó khăn trước Philippines nhưng “Voi chiến” đã khẳng định bản lĩnh, nhờ khoảnh khắc ngôi sao của Suphanat Mueanta hay Worachit Kanitsribampen. Phía đối diện, đội tuyển Việt Nam khởi đầu vất vả ở vòng bảng nhưng càng chơi càng hay, họ đang bất bại sau 6 trận đấu. Đặc biệt, sự xuất hiện của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang nâng cấp hàng công của đội tuyển Việt Nam. Với dàn cầu thủ chất lượng của hai đội, chung kết AFF Cup 2024 sẽ là trận cầu kịch tính và đầy căng thẳng”, tờ Siamsport nhận định.Dù vậy, tờ báo của Thái Lan cũng phân tích một loạt điểm yếu mà thầy trò HLV Masatada Ishii mắc phải. Tờ Siamsport viết: “Đúng là Thái Lan đã thành công khi lọt vào trận chung kết. Nhưng để bảo vệ ngôi vô địch, đội bóng của HLV Masatada Ishii vẫn còn nhiều “bài tập ở nhà” phải giải quyết. Suốt 90 phút tại Rajamangala, Thái Lan chỉ chơi tốt hiệp 1. “Voi chiến” đã dồn ép Philippines một phần là do còn sung sức, cộng với khát khao chiến thắng. Nhưng sau đó, khi thể lực đi xuống và tiền vệ trụ Weerathep Pomphan rời sân, Thái Lan đã bị Philippines ép ngược lại. Nếu không nhanh chóng cải thiện thể lực, đây có thể sẽ trở thành điểm yếu chí tử, bị Việt Nam khai thác. Ngoài ra, hàng thủ của HLV Masatada Ishii không ổn định. Minh chứng rõ nhất là Thái Lan vẫn chưa tìm ra được cặp đôi trung vệ chính thức nào. Đây là điều rất nguy hiểm, đặc biệt khi Việt Nam đang sở hữu một tiền đạo đáng sợ như Nguyễn Xuân Son - người đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới với 5 bàn”.Trong khi đó, tờ Khao Sod cũng chỉ ra một loạt các điểm yếu của đội tuyển Thái Lan sau trận bán kết với Philippines. Ngoài những vấn đề ở hàng thủ, ký giả của tờ Khao Sod nhận định, Thái Lan tấn công không tốt ở AFF Cup 2024 và sẽ khó lòng xuyên thủng lưới Việt Nam nếu không cải thiện.“Việc Worachit và Suphanat Mueanta vào sân, góp phần tạo nên bàn ấn định tỷ số 4-3 trước Philippines đã chỉ rõ hàng công của Thái Lan quá yếu. Sự chênh lệch về đội hình đá chính và dự bị của Thái Lan quá lớn. Akaraphong Phumwiset, Teerasak, Jonathan Khemdee và William Wilderscher đã không thể nâng cao trình độ cạnh tranh, Seksan chỉ biết chạy và tạt trong khi cánh trái hoàn toàn tê liệt - tất cả điều đó tạo nên lối chơi tấn công của Thái Lan đơn điệu. Đội tuyển Thái Lan đã không triệu tập những cầu thủ xuất sắc nhất của mình để bảo vệ chức vô địch nhưng với tiêu chuẩn của AFF Cup, “Voi chiến” lẽ ra có thể làm tốt hơn thế này. Sự phụ thuộc quá nhiều vào Suphanat Mueanta - cầu thủ đang có 4 bàn và 4 kiến tạo đang trở thành con dao hai lưỡi của Thái Lan. Hiện thể trạng của anh chưa đảm bảo và nếu Suphanat Mueanta không ra sân ở chung kết, Thái Lan sẽ gặp vô vàn khó khăn trước hàng thủ của đội tuyển Việt Nam - đội chủ thủng lưới 3 bàn tại AFF năm nay”, tờ Khao Sod phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnGiá USD hôm nay 15.4.2024: Đô la tự do sát mức 26.000 đồng
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Xác định 4 đội cực mạnh vào bán kết giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV9-Bình Điền
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Tuyên án 3 người Trung Quốc cầm đầu đường dây tín dụng đen hơn 20.000 tỉ đồng
Khi quyết định mua tai nghe mới, một trong những câu hỏi quan trọng nhất là nên chọn tai nghe có dây hay Bluetooth (không dây). Trong thực tế mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng mà người dùng cần cân nhắc trước khi lựa chọn.Tai nghe có dây thường mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn so với tai nghe Bluetooth. Điều này là do tai nghe có dây nhận tín hiệu trực tiếp từ thiết bị phát, trong khi tai nghe Bluetooth phải sử dụng codec để giải mã dữ liệu âm thanh dẫn đến việc nén tín hiệu và giảm chất lượng. Ví dụ, tai nghe Sennheiser HD 280 Pro có giá chưa đến một nửa so với Sennheiser MOMENTUM 4 nhưng chất lượng âm thanh của mẫu có dây vẫn vượt trội hơn.Một lợi thế lớn của tai nghe có dây là không có độ trễ. Âm thanh từ tai nghe khớp chính xác với hình ảnh trên màn hình, điều này quan trọng trong các hoạt động như xem phim hay chơi game. Mặc dù tai nghe Bluetooth đã cải thiện độ trễ nhưng vẫn không thể so sánh với tai nghe có dây. Những định dạng codec như aptX LL có thể giảm độ trễ xuống còn 40 ms nhưng vẫn không đạt được độ chính xác như tai nghe có dây.Mặc dù tai nghe không dây mang lại sự tiện lợi khi không có dây rối và dễ dàng kết nối với thiết bị, chúng lại cần phải sạc thường xuyên và có thể gặp phải tình trạng mất kết nối hoặc độ trễ khi di chuyển xa thiết bị phát.Tai nghe không dây thường có giá cao hơn do cấu tạo phức tạp và nhiều bộ phận hơn. Ví dụ, Audio-Technica ATH-M50xBT2 có giá cao hơn phiên bản có dây ATH-M50X khoảng 1 triệu đồng. Sự chênh lệch này không chỉ do chi phí sản xuất mà còn vì các tính năng bổ sung như chống ồn chủ động (ANC).Tai nghe có dây thường bền hơn và dễ sửa chữa hơn so với tai nghe Bluetooth do không phụ thuộc vào pin. Pin Li-ion trong tai nghe không dây sẽ giảm hiệu suất theo thời gian, và việc sửa chữa chúng thường sẽ tốn kém hơn so với tai nghe có dây.Nhìn chung, nếu chủ yếu sử dụng tai nghe trong nhà, tai nghe có dây là lựa chọn hợp lý cho người dùng. Tuy nhiên, nếu cần tai nghe cho các hoạt động ngoài trời hoặc thể thao, tai nghe Bluetooth sẽ tiện lợi hơn, mặc dù sản phẩm có một số nhược điểm. Một giải pháp hợp lý có thể là sở hữu cả hai loại tai nghe: một cặp có dây cho việc nghe nhạc tại nhà và một cặp không dây cho các hoạt động ngoài trời.