Bốn món thịt gà Việt Nam trong danh sách ngon nhất châu Á
Ngày 26.2, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, chủ trì cuộc họp về xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh, việc triển khai đánh giá kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức thông qua KPI là bước đột phá trong việc đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trong tháng 3, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức 2 đợt tập huấn về việc triển khai đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thí điểm tại một số đơn vị thuộc khối Nhà nước và khối Đảng để rút kinh nghiệm. Báo cáo tại cuộc họp, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo vị trí việc làm tỉnh, phụ trách tham mưu xây dựng đề án cho biết, để thực hiện xây dựng đề án vị trí việc làm và đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có 4 việc cần phải làm: xây dựng danh mục vị trí việc làm; mô tả vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực; xây dựng bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Đến nay tỉnh đã ban hành danh mục vị trí việc làm. Cuối tháng 2 sẽ hoàn thành phần mô tả vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết sẽ giao Tổ giúp việc rà soát, chỉnh sửa lần cuối bản mô tả vị trí việc làm; khung năng lực; bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để triển khai tập huấn. Từ ngày 1.4, tỉnh sẽ triển khai đánh giá KPI đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của tỉnh.Người Trung Quốc đau đầu vì xuân vận trong mùa dịch: nên đi hay nên ở?
Bộ GD-ĐT vừa có thông tin cụ thể hơn ngay sau khi Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập.Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.Hiện nay đã có 10 tỉnh/thành phố miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.Bộ GD-ĐT thông tin, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng/năm học (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách T.Ư sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Dự kiến tác động của chính sách khi được áp dụng, Bộ GD-ĐT cho rằng học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc học lên trung học phổ thông hay học nghề.Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đánh giá việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với sự ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ năm học 2025 - 2026.Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện quyết định nêu trên.
Chàng trai bị suy phổi vì làm chuyện này thường xuyên...
Sáng 26.2, tại Malaysia diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp) dưới sự chủ trì của ngài Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự.Hội nghị ADMM hẹp đã thông qua tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong kênh quốc phòng.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, nhấn mạnh trong thời đại thách thức an ninh ngày càng trở nên phức tạp và vượt qua biên giới quốc gia, sự đoàn kết của ASEAN và hợp tác khu vực vững chắc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. ASEAN đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. Do đó, việc tăng cường năng lực tập thể để ứng phó hiệu quả và chủ động với những thách thức này là điều tất yếu. Đồng thời, các chiến lược an ninh của ASEAN phải mang tính bền vững, tận dụng các phương pháp hợp tác quốc phòng dài hạn và có tầm nhìn xa để duy trì sự ổn định khu vực cho các thế hệ tương lai. Với vai trò là nước Chủ tịch ADMM năm 2025, Malaysia cam kết thúc đẩy 6 ưu tiên, bao gồm: trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác công nghiệp quốc phòng, ứng phó các mối đe dọa an ninh từ các tác nhân phi quốc gia, rủi ro sinh học.Phát biểu tại hội nghị, đại tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, ADMM hẹp và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cùng các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN dẫn dắt tiếp tục khẳng định vai trò là các diễn đàn tham vấn về chính sách quốc phòng; là cơ chế để thúc đẩy hợp tác thực chất về quốc phòng, nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức an ninh khu vực.Trên cơ sở đó, ông đề xuất một số định hướng đối với ADMM và ADMM+ trong việc tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên trì các chuẩn mực ứng xử và lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Đặc biệt, giải quyết mọi vướng mắc, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia; không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ủng hộ việc thiết lập các cam kết pháp lý rõ ràng, thực chất, hiệu quả hơn như Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). "Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin, đề cao nguyên tắc đồng thuận, trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên ADMM cũng như ADMM+, để ADMM và ADMM+ luôn là cầu nối, là điểm đến của đối thoại và hợp tác cho các bên", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Việt Nam ủng hộ việc tiếp tục triển khai chương trình quan sát viên các nhóm chuyên gia ADMM+ theo lộ trình và hình thức phù hợp. Đối với các cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+1, cần nghiên cứu việc tăng số lượng các cuộc gặp lên từ 2 đến 3 cuộc để đáp ứng tối đa mong muốn của các nước đối tác.
Thẩm phán tòa án quận Mỹ James Boasberg đã triệu tập phiên điều trần ngày 17.3, sau khi Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU) nộp đơn khiếu nại, cho rằng chính quyền đã vi phạm phán quyết từ tòa án. Trước đó, ông Boasberg đã ra phán quyết hôm 15.3 ngăn chính quyền ông Trump viện dẫn Đạo luật kẻ thù nước ngoài năm 1798 - một luật trước đây chỉ được dùng trong thời chiến, cho phép trục xuất người nước ngoài mà không cần lý do hay xét xử tại tòa.Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã phớt lờ phán quyết và tiếp tục thực thi quyết định trục xuất, tổ chức các chuyến bay đưa 261 người rời khỏi Mỹ đến El Salvador trong ngày 15.3. Nhà Trắng nhấn mạnh những người bị trục xuất thuộc băng nhóm tội phạm người Venezuela Tren de Aragua.Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Nhà Trắng chỉ tuân theo phán quyết bằng văn bản từ thẩm phán chứ không phải phán quyết qua lời nói. Tại phiên điều trần ngày 17.3, quan chức Bộ Tư pháp Mỹ Abhishek Kambli, đại diện cho chính phủ, lập luận rằng phán quyết bằng lời nói của thẩm phán không có tính ràng buộc như bằng văn bản.Thẩm phán Boasberg chất vấn: “Chính quyền có thể phớt lờ lệnh vì nó không được ghi bằng văn bản? Chẳng phải sẽ tốt hơn hay sao nếu đưa những máy bay trở lại Mỹ, thay vì phớt lờ và nói rằng: ‘Chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi sẽ làm những gì mình muốn’?”.Bà Leavitt nêu rằng các máy bay trục xuất đã rời khỏi đất Mỹ trước khi có văn bản từ thẩm phán. Trong khi đó, quan chức về vấn đề biên giới của chính quyền Tổng thống Trump, ông Tom Homan, nói trên Đài Fox News rằng: “Chúng tôi sẽ không dừng lại. Tôi không quan tâm thẩm phán nghĩ gì, cũng như không quan tâm phe cánh tả nghĩ gì”.Truyền thông Mỹ cho hay vụ việc có thể tạo ra khủng hoảng hiến pháp khi chính quyền phớt lờ phán quyết. Các phán quyết của thẩm phán ngay tại phiên tòa trước đây vẫn mang tính ràng buộc tương tự phán quyết bằng văn bản mà sau đó sẽ được cung cấp.
VTN Architects thắng 4 giải Architecture Masterprize 2023
Kali trong đậu hỗ trợ điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch. Chất chống oxy hóa trong đậu giúp chống viêm và căng thẳng oxy hóa, bảo vệ tim, theo The Health Site.