Về nơi… đất biết sinh sôi
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.U.23 Thái Lan bị loại khỏi giải châu Á, Madam Pang bị tố ôm đồm
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp.Nguyên nhân là do tình trạng viêm mạn tính trong khớp làm tăng tốc độ trao đổi chất và làm giảm cảm giác thèm ăn, cuối cùng gây sụt cân không chủ ý. Các chuyên gia cho biết đây là dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua do thấy không nghiêm trọng.Viêm khớp dạng thấp sẽ gây viêm trong khớp.Tình trạng viêm sẽ làm chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như gây hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng của dây thần kinh bị chèn ép là cảm giác ngứa ran, tê nhức ở các chi.Viêm khớp dạng thấp còn gây một vấn đề sức khỏe nữa là khiến mắt bị đỏ, khô và nhạy cảm với ánh sáng. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, viêm khớp dạng thấp còn gây viêm củng mạc, tức phần tròng trắng của mắt.Nếu gặp một trong số những triệu chứng này, đặc biệt là kết hợp từ 2 triệu chứng trở lên, thì người bệnh không được chủ quan mà cần đến bác sĩ kiểm tra. Điều trị sớm sẽ giúp bệnh cải thiện tốt hơn, cải thiện chất lượng sống, theo Verywell Health.
Sức mua suy yếu, tiêu thụ xe máy tại Việt Nam sụt giảm ngay bước chạy đà
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52 km, được quy hoạch với quy mô 06 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với quy mô 4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, tổng mức đầu tư khoảng 17.400 tỉ đồng.Tuyến cao tốc kết nối từ đường Vành đai 3 TP.HCM đến TX.Chơn Thành (Bình Phước), tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết để có đủ điều kiện khởi công dự án; với nhiệm vụ được giao là cơ quan chủ quản, Bình Dương rất khẩn trương hoàn thành nhanh các thủ tục. Như các khâu chuẩn bị đầu tư: lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng… đảm bảo trình tự, thủ tục về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường chiến lược và chính bản thân ông cũng rất đau đáu về tuyến đường này.Khi tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tiếp tục kết nối với khu vực Tây nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh."Tuyến cao tốc không chỉ có ý nghĩa cho Bình Dương mà có ý nghĩa cho Bình Phước, Đắk Nông và cả khu vực Tây nguyên. Khi kết nối được cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thì Đắk Nông mới thoát nghèo; Bình Phước mới phát triển được", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, Bình Phước có 7km (cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành) và TP.HCM có 3km nên phải làm cho được trong năm 2025 để kết nối vào các tuyến cao tốc.Đối với nhà đầu tư, nhà thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: "Cứ vô tư, trong sáng mà làm, không sợ gì cả. Làm cho đúng luật, không phải chạy chọt, đút lót ai cả, không để xảy ra tiêu cực, vì đất nước này mà làm".Thủ tướng cũng đề nghị nhà đầu tư, nhà thầu thi công với tinh thần "vượt nắng thắng mưa; ba ca bốn kíp; ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"… để làm, sao cho đến ngày 2.9.2026 phải khánh thành được tuyến cao tốc này.Đối với các bộ ngành T.Ư, Thủ tướng đề nghị trong quý 1.2025 phải làm xong các thủ tục kết nối các tuyến cao tốc từ Tây nguyên đến Bình Dương: "Đây là mệnh lệnh từ trái tim. Dân thì trông chờ mong đợi, công việc thì cấp bách nên đã nói là phải làm, hứa là phải thực hiện và đã làm thì phải ra sản phẩm..." - Thủ tướng nhấn mạnh.
Làm gì để người dân ĐBSCL thoát nghèo?
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.