Bí quyết làm giàu: Thu lãi hàng trăm triệu từ nuôi cá lồng bè
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.Campuchia khánh thành sân bay mới trị giá hàng tỉ USD
Vào thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 26F-009.XX do tài xế N.Đ.H (42 tuổi, trú tại Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội. Khi xe đến Km235+100 QL6 đã va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36R. 004.XX lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, 8 người bị thương nặng. Trong số 6 người tử vong, có 5 người trên xe khách và lái xe đầu kéo.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Công an tỉnh Sơn La) đã có mặt tại hiện trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu người bị nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân sơ bộ được xác định là xe khách đi vào đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt dẫn đến phần đuôi xe văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.Vụ tai nạn đã khiến đoạn đường bị ách tắc trong 2 giờ. Hiện cơ quan công an và lực lượng chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.
Tìm lại những anh hùng: Người hùng dân tộc Tày ở Cam Cọn
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Trong suốt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gần 700 bài viết xoay quanh chuyển động tết và các câu chuyện yêu thương được đăng tải đã mang đến những góc nhìn ấm áp trong mùa tết cổ truyền. Nhiều bài viết nhận được hàng trăm ngàn lượt tương tác, có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi người cảm nhận được Tết Nguyên đán ấm cúng, sum vầy khắp mọi miền.Năm qua, bên cạnh những thành công lớn, đất nước, con người Việt Nam cũng phải đối mặt với những thử thách do thiên nhiên. Yêu thương, đùm bọc, đoàn kết là sợi dây tinh thần mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua những chông gai, trở ngại đó. Chuyên trang Tết yêu thương của Báo Thanh Niên đã giúp độc giả cảm nhận sự sẻ chia ấm áp của người dân trên khắp đất nước này. Đó là câu chuyện về những người hàng xóm thân yêu ở TP.HCM cùng nhau trang trí hẻm đón tết, gói bánh chưng, bánh tét trao tặng những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là những chuyển động thời sự dịp tết xoay quanh nhịp sống của người dân TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… và nhiều địa phương khác. Những hình ảnh về linh vật của năm Ất Tỵ liên tục được cập nhật để độc giả chiêm ngưỡng không khí tết khắp mọi nơi. Tết yêu thương không chỉ cập nhật đến độc giả thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, mà còn mang đến những kiến thức về văn hóa truyền thống để mọi người hiểu hơn về ý nghĩa Tết Nguyên đán. Đặc biệt, quý độc giả được đón đọc loạt phóng sự về những người nước ngoài đón tết ở Việt Nam với nhiều câu chuyện thú vị, chưa từng được bật mí.Bạn đọc cũng bày tỏ sự xúc động, trân quý hành động đẹp của nhiều chủ trọ ở TP.HCM khi tự tay nấu những bữa cơm tất niên ấm áp, trao tặng lì xì, món quà tết động viên tinh thần người đi thuê. Không có điều kiện về quê đón tết, người thuê trọ vẫn cảm nhận được không khí gia đình, vơi bớt nỗi nhớ nhà khi cùng nhau ăn bữa cơm ấm áp với những người cùng cảnh… Chuyên trang Tết yêu thương chính thức mở từ 13.1.2025 (tức 14 tháng chạp) đến ngày 3.2.2025 (mùng 6 tết) trên các nền tảng thanhnien.vn, kênh TikTok, fanpage, YouTube Báo Thanh Niên. Cùng với nội dung phong phú, Thanh Niên tri ân bạn đọc thông qua chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết với 23.993 lượt tham gia và đã có 556 lượt trúng những phần quà hấp dẫn. Chị Võ Lâm Bảo Trâm (35 tuổi, ở Q.12, TP.HCM), may mắn trúng chiếc đồng hồ chạy bộ GPS, chia sẻ: "Tôi bất ngờ vì may mắn trúng thưởng khi tham gia chương trình. Tôi thường xuyên đọc Báo Thanh Niên, hôm đó mở giao diện báo thấy chương trình nên tham gia, được quà một là niềm vui và may mắn những ngày đầu năm". Chị Hoàng Uyên (35 tuổi) bày tỏ: "Thông qua một người bạn, tôi biết đến chương trình và rất vui khi biết mình trúng giải. Cảm ơn Thanh Niên đã tạo nên một chương trình hấp dẫn, ý nghĩa". Bên cạnh chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết, Báo Thanh Niên cùng nhà đồng hành cũng đã trao những món quà động viên đến 5 nhân vật khó khăn, hoàn cảnh neo đơn mà các bài viết đề cập. Điều này khiến tên của chuyên trang Tết yêu thương càng trở nên ý nghĩa. Tết yêu thương tạm khép lại nhưng sự tử tế, lòng nhân ái vẫn tiếp tục được nhân lên mỗi ngày qua trang báo, ở hiện thực đời thường. Báo Thanh Niên, với phương châm "Hào hiệp - Tử tế - Nhân văn - Tin cậy", sẽ tiếp tục làm cầu nối, chuyển tải và lan tỏa những điều tử tế đến với bạn đọc, để cuộc sống mỗi ngày càng tốt đẹp hơn.Chuyên trang Tết yêu thương với sự đồng hành của chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu - trực thuộc Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT, thành viên Tập đoàn FPT. Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu luôn cam kết thực hiện sứ mệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng qua các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và tận tâm, nhất quán với tinh thần tương thân tương ái, sống vì những điều tử tế. Với mục tiêu đưa đến các dịch vụ thiết thực phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, FPT Long Châu với mạng lưới 2.025 nhà thuốc và 120 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc luôn đề cao sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong việc giúp người dân có cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá tốt và dịch vụ tối ưu.Đồng hành cùng chuyên trang Tết yêu thương còn có Samsung Việt Nam và Bệnh viện thẩm mỹ Nam An.
Lục quân thuộc Vệ binh Quốc gia Mỹ ngừng bay toàn bộ trực thăng
Micro Tese là kỹ thuật hiện đại phân mô tinh hoàn để trích tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh.