21 bác sĩ trẻ lên vùng cao tham gia chiến dịch tình nguyện hè
"Tôi liên hệ các nhà xe, tìm hiểu qua các kênh bán vé trực tuyến… đều đã hết. Nên cuối cùng phải nghĩ đến phương án mua trên các nhóm. Một người có tài khoản Facebook tên là "Chuyên vé tàu xe tết" đã liên hệ, và nói còn đúng 4 vé từ Quảng Ngãi vào TP.HCM chiều mùng 6 âm lịch, giống như tôi đang cần. Tôi mừng vô cùng. Họ bảo thanh toán trực tuyến và xuất vé điện tử. Tôi nghe và tin tưởng nên chuyển tiền 4,8 triệu đồng (tức 1,2 triệu đồng/vé) vào tài khoản ngân hàng V., chủ tài khoản tên L.T.N.N. Người này nói tới giờ đi, chỉ cần lên quốc lộ 1A, khu vực Quán Hồng thuộc xã Đức Phong là xe thuộc hãng C.N. sẽ đến rước", chị Dung kể.Tặng 12 xe đạp để du khách sử dụng miễn phí khi tham quan đảo Nhơn Châu
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Washington sẽ tham gia đàm phán với Nga tại Ả Rập Xê Út (dự kiến từ ngày 18.2), nhưng nhấn mạnh "chưa có thỏa thuận cuối cùng" và Ukraine cùng châu Âu cần tham gia tiến trình này.Phát biểu ngày 16.2, ông Trump tiết lộ đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã gặp ông Putin trong 3 giờ, khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều muốn kết thúc xung đột."Nga có một bộ máy to lớn, mạnh mẽ, cần hiểu như vậy. Và Nga đã đánh bại Hitler, đã đánh bại Napoleon. Nga đã chiến trận suốt một thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ rằng ông Putin cũng muốn dừng chiến sự", ông Trump nói.Tổng thống Trump cũng nhận được câu hỏi về thời điểm có thể diễn ra cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Nga Putin."Chưa có quyết định về thời gian. Nhưng có thể là rất sớm thôi", ông Trump trả lời.Ông Trump nói đang nỗ lực để đạt đến hòa bình, và ông tin rằng cả Tổng thống Putin lẫn Tổng Ukraine Volodymyr Zelensky đều muốn ngừng xung đột.Tuy nhiên, ông Zelensky đã phản đối mọi thỏa thuận không có sự tham gia của Kyiv. Ông cũng cảnh báo Nga có thể tấn công NATO nếu Mỹ giảm hỗ trợ liên minh, nhưng ông Trump sau đó đã bác bỏ lo ngại này.Về phía Nga, Điện Kremlin hoan nghênh đối thoại Mỹ-Nga nhưng nghi ngờ tính độc lập của Ukraine trong đàm phán. Phát ngôn viên Dmitry Peskov nhắc lại thất bại của Thỏa thuận Minsk 2014-2015 và các cuộc đàm phán Istanbul 2022, đồng thời nhấn mạnh giải pháp lâu dài phải dựa trên "thực tế hiện trường" – ám chỉ vùng lãnh thổ Nga đang kiểm soát. Moscow cũng bác bỏ kế hoạch ngừng bắn tạm thời, đòi hỏi một thỏa thuận pháp lý toàn diện.Trong bối cảnh căng thẳng, Mỹ dự kiến đóng vai trò trung gian, nhưng châu Âu tỏ ra lo ngại về việc bị gạt khỏi tiến trình hòa bình. Cuộc gặp tại Riyadh được xem như bước khởi đầu, nhưng cả Ukraine lẫn NATO đều khẳng định không nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
Còn sống là còn làm thiện nguyện
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết), các tuyến đường trung tâm TP.HCM và lân cận nhộn nhịp xe, khác với ngày đầu năm vắng vẻ. Trên đường, nhiều người cùng người thân đi chúc tết, có người vẫn miệt mài mưu sinh như shipper, tài xế công nghệ…Theo quan sát, dù không phải giờ cao điểm nhưng các tuyến đường trung tâm như Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đường Ba Tháng Hai (Q.10), đường Điện Biên Phủ (Q.1)... dòng xe nhộn nhịp. Tại các địa điểm vui chơi ở trung tâm TP.HCM như đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1), hồ Con Rùa (Q.3) cũng đông đúc người dân và du khách đến vui xuân.Mùng 3 tết, trừ những hàng quán bán xuyên tết thì một số hàng quán khác cũng bắt đầu mở cửa trở lại. Trong đó, có một quán ăn Hàn Quốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Theo đó, quán ăn này thông báo nghỉ tết từ ngày 26 - 30.1 và mở cửa trở lại vào hôm nay 31.1, tức mùng 3 tết.Ghé quán ăn này vào buổi trưa, chị Ngọc Hân (20 tuổi, ngụ Q.8) cho biết mùng 3 tết chị cùng bạn bè đi chơi ở trung tâm rồi quyết định ghé đây ăn vì giá cả phải chăng. Theo lời cô gái, nếu như mùng 1 đường phố có phần vắng vẻ thì hiện tại, đường bắt đầu đông hơn."Khi đi trên đường tới đây, mình thấy đông xe, nhất là chỗ Quốc lộ 50 gần nhà mình. Với nhiều người hết mùng 1 là hết tết rồi, mọi người bắt đầu đi làm trở lại, thấy tài xế công nghệ hay shipper cũng chạy ngoài đường nhiều hơn", chị chia sẻ.Chị Hân cho biết những ngày qua, những quán quen của chị đa phần đều đóng cửa nghỉ tết, tuy nhiên việc tìm hàng quán thay thế không quá khó khăn. Chị cho biết vô cùng thích giao thông thông thoáng ở TP.HCM những ngày này.Vừa hoàn thành cuốc xe từ H.Bình Chánh vào Q.3, anh Tài cho biết hôm nay đường phố có phần đông hơn những ngày trước. Tuy nhiên, anh nhận xét dù đông xe hơn nhưng đường thông thoáng khiến cho công việc của anh dễ dàng."Vài ngày nữa, hết tết thì mọi thứ sẽ trở lại, đường đông hơn và kẹt xe. Vậy nên tôi tận hưởng TP.HCM những ngày này, mọi thứ vô cùng dễ chịu. Tết này tôi làm xuyên tết, nhưng mùng 1 thong thả một chút, mùng 2 mới bắt đầu cày tiếp", anh chia sẻ thêm.
'Nếu nữ sinh được chọn con đường các em yêu thích, cả xã hội sẽ được lợi'
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.