Ba màu tóc nhuộm sáng da sẽ lên ngôi trong những tháng cuối năm bạn nên thử
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".Đề xuất đưa pickleball vào môn tự chọn giáo dục thể chất cho sinh viên
Ngày 15.2, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm để làm rõ hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Tây Ninh xác định hàng chục đối tượng bị bán đến các công ty chuyên hoạt động lừa đảo tại Campuchia. Ngày 31.1, lực lượng chức năng Campuchia đã kiểm tra, tạm giữ 177 người là công dân Việt Nam hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại TP.Bavet, tỉnh Svayrieng (Vương quốc Campuchia) và trao trả về Việt Nam vào ngày 6.2.Ngay sau đó, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng biên phòng xây dựng kế hoạch tiếp nhận, làm việc, phân loại xác định các đối tượng giữ vai trò chính trong các đường dây lừa đảo. Qua tiếp nhận và tiến hành điều tra ban đầu, công an xác định tại TP.Bavet, các đối tượng người Trung Quốc thuê tầng 3 và 4, tòa 11, khu Kim Sa 4 để thành lập công ty chuyên hoạt động lừa đảo. Công ty này do một người Trung Quốc tên là HeYuki làm giám đốc, người tên A Lửng làm quản lý. Cả 2 phối hợp tổ chức, lập ra nhiều nhóm và phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Các nhân viên làm việc trong công ty, chủ yếu sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam. Bước đầu, lực lượng công an xác định có 5 tài khoản dùng để lừa đảo với số tiền trên 500 tỉ đồng. Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với 6 nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền trên 35 tỉ đồng.Công an tỉnh Tây Ninh sau đó đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm trong số 177 lao động được Campuchia trao trả. Hiện Công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng chức năng Campuchia để điều tra, truy bắt các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ăn cá rô đồng, nhớ mưa…
Đầu năm mới, nhiều sao Việt như Midu, Lan Ngọc, Đăng Khôi... dành thời gian cho gia đình, trải nghiệm các hoạt động đi chùa, chúc tết... Trên trang cá nhân, họ đăng tải khoảnh khắc đoàn viên, đồng thời có những lời nhắn nhủ đầy tình cảm đến khán giả trong ngày đầu năm Ất Tỵ.
Ngày 30.12, theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) tại 64.126 lượt doanh nghiệp với tổng số 318.731 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người), nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp phân bổ theo các mức lương cụ thể sau:Mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng: cần 78.940 vị trí, chiếm 24,77% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung ở các vị trí như nhân viên bán và trợ giúp bán hàng; nhân viên tư vấn; nhân viên giới thiệu sản phẩm; nhân viên phục vụ.Mức lương từ 5 - 10 triệu đồng/tháng: cần 157.885 vị trí (49,53%), chủ yếu ở các vị trí như nhân viên hành chính văn phòng; công nhân may; nhân viên thu mua; kế toán; nhân viên thủ kho; kỹ thuật viên điện; quản lý cửa hàng; nhân viên tiếp thị; nhân viên chăm sóc khách hàng.Mức lương trên 10 - 15 triệu đồng/tháng: cần 52.349 vị trí (16,42%), tập trung chủ yếu ở các vị trí như nhân viên marketing; tư vấn bảo hiểm; điều dưỡng viên; nhân viên xuất nhập khẩu; kinh doanh bất động sản; xử lý dữ liệu; thiết kế đồ họa; thiết kế nội thất.Mức lương trên 15 - 20 triệu đồng/tháng: cần 11.500 vị trí (3,61%), chủ yếu ở các vị trí như: kỹ sư cơ khí; kỹ sư điện; kỹ sư thiết kế cấp thoát nước; lập trình viên; trưởng nhóm kinh doanh bất động sản; nhân viên tư vấn và phân tích tài chính; kế toán trưởng; trưởng phòng đào tạo; kỹ sư phần mềm; bác sĩ; giám sát công trình.Trong khi đó, chỉ có khoảng 18.057 vị trí (5,67%) tuyển mức lương trên 20 triệu/tháng, tập trung các vị trí như: giám đốc tài chính; quản lý chuỗi cung ứng - phân phối; giám đốc, trưởng phòng marketing; trưởng phòng quản lý chất lượng; kiến trúc sư; giám đốc dự án; chỉ huy trưởng công trình cơ điện.Trong năm 2024, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng khảo sát 165.333 người có nhu cầu tìm việc.Qua phân tích cho thấy, số người tìm việc có mức lương/tháng từ 5 - 10 triệu đồng chiếm 11,65% trong tổng số; trên 10 - 15 triệu đồng chiếm 41,15%; trên 15 - 20 triệu đồng chiếm 26,25%; trên 20 triệu đồng chiếm 19,89%.Đa số tìm các vị trí như nhân viên kiểm định chất lượng; nhân viên y tế; bác sĩ đa khoa; nhân viên nhân sự; trực tổng đài; kỹ thuật viên thẩm mỹ; nhân viên logistics; quản lý kho; trợ lý văn phòng; quản lý nhà hàng; nhân viên IT; lập trình viên; chuyên viên kế toán; kỹ sư xây dựng; kiến trúc sư; quản trị website; nhân viên marketing; kiểm toán viên; giám sát công trình; nhân viên phân tích tài chính; nhân viên môi giới bảo hiểm; giáo viên ngoại ngữ; thông dịch viên.Đáng lưu ý, nếu như doanh nghiệp có tới 24,77% công việc đang trả mức lương dưới 5 triệu đồng thì chỉ có 1,06% người lao động tìm vị trí này. Phần lớn các ứng viên ở trình độ lao động phổ thông hoặc tìm việc làm bán thời gian, chủ yếu ở các vị trí việc làm như nhân viên tiếp thị sản phẩm; nhân viên phục vụ; nhân viên phụ bếp; phụ xe; cộng tác viên; thực tập sinh; tạp vụ; nhân viên bảo vệ, nhân viên bán thời gian; nhân viên bán hàng siêu thị.Kết quả khảo sát của trung tâm về tình hình sử dụng lao động tại 17.500 doanh nghiệp trong năm qua cũng cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của các nhóm lao động.Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động quản lý là 13,22 triệu đồng/tháng; lao động gián tiếp là 11,17 triệu đồng/tháng; lao động trực tiếp là 10,88 triệu đồng/tháng.Theo đánh giá của trung tâm, mức thu nhập bình quân của các nhóm lao động nhìn chung đã phản ánh hiệu suất công việc, mức độ đóng góp và trách nhiệm của từng nhóm lao động đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Bí thư T.Ư Đoàn thăm thanh niên tình nguyện và tặng học bổng cho học sinh nghèo
Ngày 25.2, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Nhat (33 tuổi) và A Kan (26 tuổi, cùng ở thôn Plei Rơ Hai I, P.Lê Lợi, TP.Kon Tum) về tội giết người. Trong đó A Nhat là bị cáo đâm chết em ruột.Theo cáo trạng, tối 23. 3.2024, A Nhai (29 tuổi, em trai A Nhat) đi nhậu về, xảy ra cãi vã với ông A Nhên (61 tuổi, cha ruột A Nhai). Không muốn cãi nhau với con trai, ông A Nhên bỏ đi.A Nhai liền lấy một con dao đến chửi bới, đòi tiền mẹ ruột là bà Y Ranh (58 tuổi). Thấy vậy, A Kan (bạn của A Nhat) đang chơi tại đây gọi A Nhat dậy và nói "A Nhai đang đập phá nhà kìa, dậy đập nó đi".Thấy em trai đang cầm rựa đập phá cửa sổ nhà của bố mẹ, A Nhat nhờ A Kan lấy dao cho mình. Ngay sau đó, A Kan vào nhà bếp lấy 1 con dao đưa cho A Nhat. A Nhat cầm dao đến nói chuyện với A Nhai rồi xảy ra xô xát, ẩu đả.Hậu quả, A Nhai bị A Nhat dùng dao đâm trúng vào hông bên trái, thấu bụng thủng thận bên trái dẫn đến mất máu cấp gây tử vong sau đó. HĐXX nhận định hành vi của A Nhat đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, gây mất trật tự an toàn xã hội. Còn A Kan đã không can ngăn mà còn lấy dao đưa cho A Nhat nên đóng vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A Nhat. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt A Nhat 15 năm tù, A Kan 13 năm tù về tội giết người.