Kiếm hàng trăm triệu đồng bằng tài khoản ảo
Ngày 7.3, TAND tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi liên quan đến bị cáo Nguyễn Đình Kim, cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định).Theo cáo trạng, năm 2004, khi giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Đình Kim biết rõ khu rừng phòng hộ tại tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hòa cũ (nay là xã Vĩnh Hiệp, H.Vĩnh Thạnh) không được phép giao cho cá nhân.Tuy nhiên, ông Kim vẫn lợi dụng chức vụ, gây ảnh hưởng để được cấp 115 ha đất rừng. Năm 2006, sau khi bị thu hồi 18 ha, ông Kim (lúc này là Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh) tiếp tục nhờ người khác đứng tên xin cấp lại số đất này cùng 5,4 ha rừng liền kề. Hành vi của ông Kim đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2,6 tỉ đồng. Tại tòa, ông Kim không thừa nhận tội danh, cho rằng cấp dưới không thông báo sai phạm. Dù vậy, các lời khai liên quan đã xác nhận hành vi vi phạm của ông Kim. Xét các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Kim 3 năm tù.Trước đó, vào tháng 3.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đình Kim, để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.Ông Nguyễn Đình Kim (71 tuổi) ở TT.Vĩnh Thạnh, H.Vĩnh Thạnh, Bình Định. Tháng 7.2002, ông Kim được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định. Đến tháng 10.2005, ông Kim được bầu làm Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh cho đến tháng 11.2014 thì nghỉ hưu.10 ô tô giữ giá tốt nhất sau 1 năm sử dụng: Xe hybrid chiếm ưu thế
Tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung - giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường CĐ FPT Polytechnic được xem là "hiện tượng". Dưới sự dẫn dắt của HLV Trần Hữu Đông Triều, đội Trường CĐ FPT Polytechnic thể hiện lối chơi rất bài bản, tiến bộ vượt bậc so với mùa đầu tiên tham gia vào năm 2023.Nằm ở nhóm đấu khó với 2 đội bóng giàu kinh nghiệm hơn tại vòng loại khu vực là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế (nhà vô địch mùa 2023), đội Trường CĐ FPT Polytechnic đã cho thấy bản lĩnh khi sớm giành vé play-off với thành tích bất bại (1 thắng, 1 hòa). Sau chiến thắng 1-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng ở trận ra quân, thầy trò HLV Đông Triều tiếp tục thi đấu quật khởi, khiến cho đội ĐH Huế phải rất chật vật mới có thể kiếm được 1 điểm.Đội Trường CĐ FPT Polytechnic chỉ còn cách tấm vé dự vòng chung kết toàn quốc 1 trận đấu nữa, nhưng sẽ phải vượt qua "hòn đá tảng" mang tên Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng. Đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng trong lần đầu tiên dự giải vào năm 2024 đã giành vé dự vòng chung kết. Tại giải năm nay, đội bóng chuyên ngành thể thao dù hao hụt về lực lượng, nhưng vẫn được xem là ứng viên sáng giá cho suất đại diện khu vực Duyên hải miền Trung vào TP.HCM thi đấu.Màn so tài giữa đội Trường CĐ FPT Polytechnic và đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ là cuộc chiến rất khốc liệt, khi hai cái tên này hiện được đánh giá là đáng gờm nhất tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. "Đối với chúng tôi thì trận nào cũng là trận chung kết. Với trận play-off thì chỉ có 80 phút thôi, đá loại trực tiếp. Do đó, cơ hội chia đều cho 2 đội. Bản thân tôi và các cầu thủ đều muốn được đá vòng chung kết. Để làm được điều đó, chúng tôi phải quyết tâm cao nhất", HLV Đông Triều chia sẻ.Phía ngược lại, HLV trưởng đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng - Trần Trung Kiên nhận định: "Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên là lọt vào vòng play-off. Bây giờ, đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ hướng đến việc giành suất vào vòng chung kết, điều mà chúng tôi đã làm được vào mùa trước. Tuy nhiên, bước vào trận play-off sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều quan trọng nhất tôi muốn là các cầu thủ Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng sẽ duy trì được sự ổn định trong tâm lý thi đấu".Bên cạnh đó, tiền đạo trụ cột của đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng - Nguyễn Văn Chiến chia sẻ: "Theo tôi, đội Trường CĐ FPT Polytechnic là đáng gờm nhất tại vòng loại khu vực, khi tập thể này quy tụ nhiều cầu thủ chất lượng đến từ các miền. Đối thủ mạnh, nhưng chúng tôi sẽ thi đấu hết mình. Tôi muốn mình có thể ghi bàn để góp công đưa đội bóng vào vòng chung kết tại TP.HCM".
'TP.HCM vào tình trạng khẩn' là thông tin bịa đặt
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Bạn trẻ Blouse Xanh mang niềm vui cho bệnh nhi
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.