Tại sao con nuốc Huế lại gây 'sốt' vậy?
Xét về sức mạnh vận hành, động cơ trên KIA Sonet mạnh hơn Toyota Raize khoảng 15 mã lực, lực kéo nhỉnh hơn 4 mã lực. Tuy nhiên, động cơ tăng áp trên Toyota Raize cho phản ứng nhanh nhạy hơn, với công suất, mô-men xoắn đạt cực đại ở vòng tua sớm hơn. Bên cạnh đó, với dung tích động cơ chỉ 1.0 lít, Toyota Raize cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn mẫu xe Hàn.Việt Nam khẳng định vai trò giữa các thách thức
Sáng 14.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.Bình Định (TX.An Nhơn, Bình Định), cho biết trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ hàng trăm chậu hoa cúc của người dân bị héo, chết bất thường, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng.Cụ thể, hơn 300 chậu hoa cúc trồng để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của gia đình bà Đặng Thị Lý (55 tuổi, ở khu vực Kim Châu, P.Bình Định) bỗng dưng bị héo, chết bất thường. "Chính quyền địa phương đã chỉ đạo công an phường vào cuộc, phối hợp với các đội nghiệp vụ của Công an TX.An Nhơn điều tra, xác minh làm rõ vụ việc này", ông Dũng nói.Vụ hoa tết năm nay, gia đình bà Lý dùng tiền tích góp sau một năm làm phụ hồ để đầu tư trồng hơn 300 chậu hoa cúc. Số hoa này đã được thương lái đặt cọc mua, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến vận chuyển đi bán. Tuy nhiên, hiện số hoa này bị chết khiến vợ chồng bà trắng tay, rơi vào cảnh nợ nần. Những ngày qua, vợ chồng bà Lý "mất ăn, mất ngủ" vì chẳng biết lấy đâu ra tiền để trả các khoản chi phí phân, thuốc, nhân công..."Chiều 8.1, vợ chồng tôi tưới nước cho hoa như bình thường. Sáng hôm sau, hoa trong vườn đã héo úa mà không rõ nguyên do. Quá hoảng hốt, vợ chồng tôi kiểm tra phuy chứa nước thì phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi có người đổ thuốc vào nên đã trình báo công an. Mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ", bà Lý nói.Trước sự việc trên, ông Lê Trung Hiếu (62 tuổi, ở P.Bình Định) đã thử lấy một ít nước từ phuy của gia đình Lý tưới một chậu hoa cúc trong vườn nhà mình. Kết quả chậu hoa này cũng úa và chết ngay sau đó."Tôi nghi có kẻ xấu bỏ thuốc vào phuy nước của vườn bên cạnh nên mới dẫn đến cơ sự này. Đã trồng cúc bao nhiêu năm nay thì không thể nào nhầm lẫn trong việc pha thuốc, làm chết hàng trăm chậu cúc như vậy được. Mong công an vào cuộc điều tra làm rõ. Nếu vụ việc không được sáng tỏ, tình trạng này sẽ còn tái diễn", ông Hiếu bức xúc nói.Lãnh đạo UBND TX.An Nhơn cho biết, tình trạng hoa cúc chết bất thường với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại địa phương. UBND TX.An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh vụ việc.
DHG Pharma khởi động hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2024
Hôm 27.12, WHO đã thông báo kết quả điều tra và nghiên cứu về dịch bệnh bí ẩn, "hung thủ" gây ra những ca tử vong bất thường ở vùng Panzi, cách thủ đô CHDC Congo là Kinshasa khoảng 700 km về hướng đông nam.Tính đến ngày 16.12, các kết quả phòng thí nghiệm đối với 430 mẫu bệnh phẩm cho thấy sự hiện diện của bệnh sốt rét và những loại virus đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2."Trong khi các cuộc xét nghiệm vẫn được tiến hành, những kết quả trên cho thấy tổ hợp của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường và theo mùa, cùng với bệnh sốt rét và càng làm trầm trọng thêm bởi tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đã dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống", AFP hôm 28.12 dẫn thông báo của WHO.WHO nhận xét vụ việc cho thấy các căn bệnh nhiễm trùng thông thường vẫn có thể là gánh nặng cho nền y tế trong bối cảnh nhóm dân số dễ bị tổn thương đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.Theo WHO, cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đối mặt nguy cơ đáng kể mắc căn bệnh trên. Vì thế các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát dịch sốt rét mạnh hơn nữa, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho người dân trong vùng. Nguy cơ trên toàn quốc được đánh giá thấp.Hồi đầu tháng, CHDC Congo thông báo tình trạng cảnh giác tối đa được áp dụng cho Panzi, nơi xuất hiện một dịch bệnh bí ẩn và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm khoảng phân nửa số ca nhiễm và tử vong vì mắc bệnh.Tình hình dịch bệnh lọt vào sự chú ý của giới chức y tế từ cuối tháng 10, và giới hữu trách ở Panzi nâng cảnh báo vào cuối tháng 11 theo sau các trường hợp tử vong gia tăng.Những biện pháp tăng cường giám sát nhanh chóng được triển khai. Do thiếu công cụ chẩn bệnh, các thông tin được ghi nhận dựa trên những triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và khó thở, theo WHO.Trong báo cáo mới, WHO cho biết từ 24.10 đến 16.12, tổng cộng 891 ca được phát hiện, với 48 trường hợp tử vong.WHO cũng bác bỏ khả năng dịch bệnh "X" đã xuất hiện ở CHDC Congo, với X là tên đại dịch giả định, có thể xảy ra trong tương lai và có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Covid-19.
Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với điện thoại di động có liên quan đến giảm mật độ, khả năng sống và di động của tinh trùng
Ở Ban Mê mà nhớ Long An…
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.