Thầy trò HLV Park Hang-seo hội đủ 'thiên thời địa lợi nhân hòa'
Vẫn theo Chủ tịch UBND xã Hùng Cường, bánh chưng, bánh giầy mỗi loại được làm thành một khối, không làm đơn lẻ. Ngoài cặp bánh chưng, bánh giầy "khủng" lên tới 12 tấn kể trên, nhà chùa còn tổ chức gói 300 chiếc bánh chưng.Những tấm lòng vàng 27.2.2024
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…
Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con bằng cách nào?
Tối 6.3, Hoa hậu Thùy Tiên chính thức lên tiếng trên trang cá nhân sau nhiều ngày vướng tranh cãi liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ KERA. Sự việc này đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng, đặc biệt là khi Miss Grand International 2021 được nhắc đến cùng với các tên tuổi khác như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs, những người cũng từng tham gia quảng bá cho thương hiệu này.Trước những thông tin lan truyền, Thùy Tiên khẳng định cô đã được cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi bắt đầu chiến dịch quảng bá. Nàng hậu cũng chia sẻ ngay khi những tranh cãi nổ ra, cô đã nhanh chóng liên lạc với các bên liên quan để tiến hành kiểm tra và xác minh thông tin. Người đẹp 9X bày tỏ sự vui mừng khi biết rằng Cục An toàn thực phẩm đang tiến hành kiểm tra sản phẩm, điều này cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với vấn đề này.Trong bài đăng của mình, Thùy Tiên cũng giải thích về lý do cô quyết định hợp tác với nhãn hàng KERA. Cô cho biết rằng sản phẩm này đặc biệt phù hợp với bản thân cô, một người không ăn được nhiều loại rau. Hơn nữa, cô rất tâm đắc với mục tiêu của nhãn hàng trong việc quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam, một điều mà cô luôn ủng hộ.Tuy nhiên, sự việc này đã khiến cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi về vai trò của Thùy Tiên trong Công ty Chị Em Rọt, đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo rau củ KERA. Theo thông tin được ghi nhận, vào đầu tháng 11.2024, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng một số cá nhân khác đã thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Tuy nhiên, trong danh sách cổ đông của công ty này, không có tên Hoa hậu Thùy Tiên.Theo giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này đặt trụ sở tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Ông Lê Tuấn Linh (sinh năm 1989) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty. Ở thời điểm mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm: Ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlog) sở hữu 13,67% vốn, bà Nguyễn Thị Thái Hằng (tức Hằng Du Mục) góp 25%, ông Lê Tuấn Linh góp 15%, bà Phạm Thị Nhật Lệ 13,66%, còn lại là ông Trần Chí Tâm.Chỉ sau một tháng hoạt động, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 15 tỉ đồng, nhưng thông tin chi tiết về cơ cấu góp vốn mới không được công bố. Điều này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán và thắc mắc trong cộng đồng mạng về sự liên quan của Thùy Tiên đối với công ty này.Sự việc này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng. Hiện tại, Bộ Y tế đã yêu cầu kiểm tra việc sản xuất và quảng cáo kẹo rau củ Kera, sau khi xuất hiện nhiều nội dung được cho là thổi phồng công dụng sản phẩm này.
Ghi nhận của Thanh Niên chiều tối ngày cuối cùng của năm 2024, khu vực trung tâm TP.HCM, đặc biệt ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông đúc người đổ về sự kiện countdown (đếm ngược) đón năm mới 2025. Đặc biệt ở nhiều tuyến đường trung tâm như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng… "chật kín" người và xe.Hơn 17 giờ 30 phút, anh Lê Thanh Hùng (37 tuổi) cùng vợ và con nhỏ đã đi từ Q.12 đến trung tâm TP.HCM để có một vị trí đẹp ngắm pháo hoa tối nay. Trong thời gian đó, anh và gia đình đi dạo khu vực công viên cũng như chờ ngắm cầu Ba Son lên đèn trước thềm năm mới."Mấy hôm nay cũng thấy hình cầu Ba Son lên đèn đẹp lắm mà chưa có dịp ngắm. Hôm nay cả nhà tôi cùng vào chơi. Hầu như dịp lễ, năm mới nào có bắn pháo bông nhà tôi đều vào trung tâm để xem hết", anh Hùng chia sẻ.Kế bên, chị Thu Thảo (36 tuổi) là vợ anh Hùng cho biết chị năm nay là một năm gia đình gặp không ít khó khăn, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên anh chị đã rất nỗ lực để vượt qua. Chuyến đi chơi ngày cuối năm cũng là cách mà anh chị tự thưởng cho bản thân cũng như để gia đình có kỷ niệm đẹp trong năm mới. Anh Ngọc Thịnh (23 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho biết hôm nay anh có hẹn với những người bạn vào trung tâm TP.HCM để hòa vào không khí đón năm mới cùng mọi người. Vì Tết Nguyên đán Ất Tỵ anh sẽ về quê Đồng Tháp nên năm mới 2025 là dịp anh dành cho bạn bè."Có một năm tới tối mình mới đi, kẹt cứng. Rút kinh nghiệm năm nay đi sớm, tìm được chỗ đẹp. Chúc tất cả mọi người một năm mới bình an, hạnh phúc. Năm 2025 chắc chắn sẽ là năm mà bản thân mình cố gắng nhiều hơn nữa", anh bày tỏ.Theo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới 2025 do UBND TP.HCM vừa ban hành, đêm nay sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp.Cụ thể, điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật. 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (P.3, Q.11) và khu đô thị Vạn Phúc (P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.Ngoài màn bắn pháo hoa, tối nay cũng có 2 nhạc hội quy mô lớn được tổ chức cạnh sông Sài Gòn gồm sự kiện countdown (đếm ngược) trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) và công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, đoạn gần cầu Ba Son).
Từ bài báo “Uất ức từ một vụ tranh chấp”: Tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung