Nhận định Tottenham vs Wolverhampton (20g đêm nay 16.5): Chờ bộ 3 thần thánh giải cứu Spurs
Chiều tối 2.1, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh vừa có thêm 4 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.Trước đó, ngày 31.12.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024 cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật.Trong đó, Quảng Nam có 4 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi (được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam) cùng 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đông Sơn thuộc sở hữu của ông Lương Hoàng Long (ở P.Cẩm Phô, TP.Hội An, Quảng Nam).Các bảo vật mới được công nhận đợt này đều là các hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, độc đáo.Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (TX.Điện Bàn, Quảng Nam).Nhóm khuyên tai gồm 4 khuyên tai chất liệu vàng, tiết diện hình tròn, toàn thân có ren xoắn, có khe hở ở thân. Nhóm hạt chuỗi gồm 104 hạt chuỗi vàng có hình dáng như 2 hình nón cụt úp vào nhau, chính giữa thân nối thành đường gờ, 2 đầu phẳng và có lỗ xuyên dọc thân.Các hạt chuỗi vàng hoặc dát vàng có thể được làm bằng phương pháp dập khuôn bao ngoài, dập lỗ bên trong tạo thành hạt chuỗi rỗng ruột…Các hiện vật có niên đại từ thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, được phát hiện từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi năm 2002 - 2004.Báo Thanh Niên từng có bài viết "Cư dân cổ Sa Huỳnh từng rất giàu có" khi giới thiệu bộ trang sức đặc biệt này, thời điểm UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị công nhận đây là bảo vật quốc gia.Trong khi đó, qua thẩm định, cả 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn và thạp đồng Đông Sơn của ông Lương Hoàng Long đều thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại thế kỷ 4-3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1-2 trước Công nguyên.Hai hiện vật này có giá trị cao trong việc nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, góp phần phục dựng lịch sử cổ đại của đất nước từ kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của ông cha ta.Đây cũng là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Điều này cũng góp phần khẳng định trình độ văn hiến của cư dân Đông Sơn đã khá cao so với các cư dân Đông Nam Á đương thời.Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam có 7 bảo vật quốc gia đơn lẻ và bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi (108 đơn vị hiện vật).Ông Nguyễn Thanh Hồng cho hay, việc công nhận bảo vật quốc gia cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; đồng thời khẳng định giá trị văn hóa của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh và tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa cho tỉnh nhà.Điều này cũng cho thấy tầm nhìn chiến lược của địa phương trong việc quảng bá văn hóa và thu hút du lịch; thể hiện nỗ lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương; phản ánh sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền và người dân trong công tác bảo tồn di sản."Việc công nhận bảo vật quốc gia là minh chứng cho sự phong phú của lịch sử và văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới", ông Hồng nói.HP giới thiệu loạt sản phẩm tích hợp AI mới tại thị trường Việt Nam
Trao đổi với Thanh Niên trước đó, TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch lâm thời Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), cho rằng mặc dù hệ thống KCN Việt Nam đã phát triển mạnh thời gian qua, song đến nay vẫn còn một số tồn tại.
Hộp điện, linh kiện trụ đèn chiếu sáng bị mất trộm
Sáng 25.2, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Trà Vinh, đơn vị đang tạm giữ hình sự Dương Quốc Trung (21 tuổi, ở P.7, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi giết người. Trung là nghi phạm dùng xăng đốt mẹ ruột.Theo thông tin ban đầu, chiều 24.2, bà N.T.P.L (45 tuổi, ở P.7, hiện tạm trú P.5, P.Trà Vinh - mẹ ruột Trung) đi bán vé số về nhà trọ thì bị Trung cầm chai xăng (loại chai nhựa 1,5 lít) đổ lên người rồi dùng bật lửa đốt cháy. Ngoài ra, Trung còn dùng gạch, côn nhị khúc đánh vào vùng đầu bà L. gây thương tích nặng.Phát hiện vụ việc, nhiều người dân gần hiện trường dùng bình chữa cháy dập lửa để cứu nạn nhân và khống chế, bắt giữ Trung giao công an xử lý. Bà L. bị bỏng nặng, được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị. Theo thông tin điều tra ban đầu, Trung đi làm thuê ngoài tỉnh, vừa trở về gia đình từ tháng 1 cho đến nay. Thời gian gần đây, Trung có biểu hiện bệnh trầm cảm nặng, thường ngày hay gây sự với bà L. Vụ con trai dùng xăng đốt mẹ ruột đang được Công an tỉnh Trà Vinh tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.
VN – Con báo lạc bầy
"Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự.