Tháng Thanh niên: Nhiều hoạt động hướng về Trường Sa
Có thể nói Táo quân 2025 là sự kết hợp giữa mới và cũ từ dàn diễn viên đến nội dung chương trình. Theo đó, những gương mặt gạo cội như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh, Vân Dung… trở lại trong vai trò các Táo, Ngọc Hoàng như một thương hiệu của chương trình. Chỉ thiếu NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc không trở lại trong vai Nam Tào - Bắc Đẩu như mong muốn của đa số khán giả. Nhưng Đỗ Duy Nam thay thế ở cả hai vai Nam Tào - Bắc Đẩu trong Táo quân năm nay cũng được nhận xét là diễn khá tròn vai. Ngoài ra còn có Trung Ruồi, NSƯT Thái Sơn, Thanh Hương, Tiến Minh, Anh Đức… góp mặt trong dàn nghệ sĩ trẻ khá hợp lý.Xuyên suốt chương trình, thấy rõ vai trò chủ đạo của dàn Táo cũ. Họ kết hợp ăn ý bởi kinh nghiệm nhiều năm tung hứng cùng nhau. Chỉ riêng sự trở lại này đã tạo nên sức hút cho chương trình Táo quân năm nay. Đa số khán giả dành lời khen "đỉnh nóc kịch trần" cho các tên tuổi gạo cội. Điều này có lẽ do Táo quân 2024 hầu như vắng bóng dàn Táo cũ, khiến cho chương trình bị "hụt hơi", nhận nhiều ý kiến chê bai từ các fan trung thành.Kịch bản của Táo quân 2025 nhìn chung ổn hơn năm ngoái bởi nhiều vấn đề nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội trong một năm được khơi lại ở Đường lên đỉnh thiên cung. Theo khán giả nhận xét, các Táo đã "khịa" rất "đỉnh", làm nức lòng người xem. Nếu so sánh với nội dung của Táo quân 2024 hay vài mùa trước thì năm nay đúng là nội dung có "nóng" hơn như ý kiến nhận xét của một vài khán giả: "Có đổi mới, sáng tạo, hay hơn năm trước"; "Tôi thì thấy năm nay hay hơn năm trước thôi vì năm trước chỉ có mỗi Ngọc Hoàng diễn với các Táo mới".Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng Táo quân 2025 vẫn bị luẩn quẩn với "bình cũ", chưa thoát ra khỏi "cái bóng" của các mùa trước, dù kịch bản có nhiều yếu tố "bắt trend" để kịp với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng thưởng thức của khán giả thời đại 4.0. Dàn Táo cũ vẫn "lộ" vài điểm thiếu tự nhiên, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người xem với góc nhìn đa chiều hơn.Quán nhỏ đất Mũi
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
20 triệu đồng mua xe máy điện nào?
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Theo Timeanddate.com, trăng tròn tháng 2 (đêm rằm tháng giêng) sáng nhất vào lúc 13 giờ 53 phút UTC (tức 20 giờ 53 phút) ngày 12.2 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trăng vẫn sẽ xuất hiện tròn đầy vào những ngày trước và sau thời điểm chiếu sáng đỉnh điểm nói trên và là giai đoạn duy nhất mà mặt trăng xuất hiện cả đêm.Theo đó, trăng tròn được định nghĩa là thời điểm mặt trời và mặt trăng ở hai phía đối diện của trái đất và phần nhìn thấy được của đĩa mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.Trăng mọc và lặn thường xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh. Vào tháng 2, nó sẽ mọc trong hơn 12 giờ ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, trong khi nó sẽ mọc trong ít hơn 12 giờ ở Nam bán cầu.Theo các chuyên gia, tháng 2 là giai đoạn tuyết phủ rất dày ở nhiều khu vực thuộc châu Âu. Đó là lý do người dân ở đây từ thời trung cổ đã đặt ra cái tên đó, mỗi lần họ ngắm tuyết rơi dưới ánh trăng.Một số nơi ở châu Âu còn gọi trăng tròn tháng 2 là Trăng Bão hay Trăng Băng. Trong khi người bản địa châu Mỹ thường gọi lần trăng tròn này là Trăng Gấu bởi đó là giai đoạn gấu con ra đời.Bên cạnh đó, vì việc săn bắn rất khó khăn nên mặt trăng này còn được một số bộ lạc gọi là Mặt Trăng Đói vì thời tiết khắc nghiệt khiến việc săn bắn trở nên khó khăn.Dự định "săn" Trăng Tuyết tối nay, anh Thiện (ngụ Đắk Lắk) cho biết việc quan sát các thiên thể trên bầu trời là niềm đam mê lớn của anh. Chàng trai hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc quan sát và chụp ảnh mặt trăng.
Trao 192 tỉ đồng tiền trúng số Vietlott cho khách hàng tại TP.HCM
Chiều 30.12, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã tiếp nhận thông tin 2 ngư dân trên 2 chiếc tàu cá ở Phú Yên chết bất thường trên biển, chưa rõ nguyên nhân.Theo đó, vào lúc 17 giờ ngày 29.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận tin báo của ông Nguyễn Hiền Thơ (67 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) về tàu cá PY 09505 TS. Tàu cá này dài 15,9 m, công suất 400 CV, trên tàu có 5 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác (TP.Tuy Hòa) do ông Nguyễn Huỳnh Hiền Thân (69 tuổi) làm thuyền trưởng. Vào khoảng 5 giờ 30 ngày 29.12, khi tàu cá đang hoạt động trên biển thì thuyền trưởng Thân phát hiện anh Lê Anh Sỹ (35 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) chết khi đang ngủ, chưa rõ nguyên nhân. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 31.12 sẽ cập bờ biển thôn Vũng Rô (TX.Đông Hòa).Tiếp đó, vào lúc 7 giờ 20 ngày 30.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa nhận tin báo từ bà Nguyễn Thị Thu Hòa (41 tuổi, cũng ở P.Phú Đông) về tàu cá PY 96194 TS. Tàu cá này dài 15,2 m, công suất 400 CV, trên tàu có 6 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác, do ông Nguyễn Khắc Quy (41 tuổi) làm thuyền trưởng.Vào khoảng 18 giờ ngày 29.12, khi tàu đang hoạt động trên biển thì ông Lê Rổn (58 tuổi, ngư dân trên tàu) xuống thuyền thúng để câu mực. Sau khi lên lại tàu cá, ông Rổn có biểu hiện mệt, khó thở, các ngư dân trên tàu đã thực hiện các động tác cấp cứu nhưng ông Rổn không qua khỏi. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 2.1.2025 sẽ cập bến Đông Tác (TP.Tuy Hòa).