Săn học bổng toàn phần với chứng chỉ IELTS từ 6.5
Hơn 125 người bị sa thải vào tháng trước tại Cục Dịch vụ Tài chính thuộc Bộ Tài chính ở Parkersburg (bang Tây Virginia). Điều này đã gây chấn động một cộng đồng đã mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Tây Virginia là nơi Tổng thống Trump thắng lớn, giành được đến 70% phiếu bầu phổ thông vào năm ngoái. Nhưng giờ đây, nhiều người ủng hộ ông đang cảm thấy bị phản bội.Tác động kinh tế của các đợt sa thải hàng loạt trên toàn nước Mỹ có thể chưa thể hiện ngay lập tức. Đến nay, đã có khoảng 100.000 nhân viên chính phủ bị sa thải hoặc chập nhận nghỉ việc. Parkersburg đang chuẩn bị cho một đợt sa thải khác, khi tất cả các cơ quan chính phủ được lệnh cắt giảm nhân sự trước ngày 13 tháng 3.Triệu tập 2 người đăng ảnh băng rôn in sai 'chào mừng ngày giải phóng thủ đô 30.4'
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Người đàn ông ở TP.HCM biệt tích cả tuần, gia đình 'cầu cứu' mạng xã hội
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp.Nguyên nhân là do tình trạng viêm mạn tính trong khớp làm tăng tốc độ trao đổi chất và làm giảm cảm giác thèm ăn, cuối cùng gây sụt cân không chủ ý. Các chuyên gia cho biết đây là dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua do thấy không nghiêm trọng.Viêm khớp dạng thấp sẽ gây viêm trong khớp.Tình trạng viêm sẽ làm chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như gây hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng của dây thần kinh bị chèn ép là cảm giác ngứa ran, tê nhức ở các chi.Viêm khớp dạng thấp còn gây một vấn đề sức khỏe nữa là khiến mắt bị đỏ, khô và nhạy cảm với ánh sáng. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, viêm khớp dạng thấp còn gây viêm củng mạc, tức phần tròng trắng của mắt.Nếu gặp một trong số những triệu chứng này, đặc biệt là kết hợp từ 2 triệu chứng trở lên, thì người bệnh không được chủ quan mà cần đến bác sĩ kiểm tra. Điều trị sớm sẽ giúp bệnh cải thiện tốt hơn, cải thiện chất lượng sống, theo Verywell Health.
So với pin lithium ion, pin silicon carbon mang lại dung lượng lớn hơn trong thiết kế nhỏ gọn, giúp kéo dài tuổi thọ pin mà không làm tăng trọng lượng hay độ dày của thiết bị. Dưới đây là những smartphone đáng chú ý trang bị công nghệ pin này.Find X8 trang bị pin silicon carbon 5.630 mAh, trong khi Find X8 Pro có pin 5.910 mAh. Cả hai đều hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 80W, sạc không dây 50W và sạc ngược không dây 10W. Pin của Find X8 Pro được thiết kế với hàm lượng silicon cao cho độ bền lâu hơn và quản lý nhiệt tốt hơn trong quá trình sạc nhanh.Cả hai sử dụng chip MediaTek Dimensity 9400 kết hợp RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Find X8 có màn hình AMOLED 6,59 inch, trong khi Find X8 Pro có màn hình LTPO AMOLED 6,78 inch với độ sáng tối đa 4.500 nit và hỗ trợ Dolby Vision. Hệ thống camera bao gồm camera chính 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP. Đặc biệt, Find X8 Pro còn trang bị camera zoom tiềm vọng 6x 50 MP. Cả hai đều đạt chuẩn chống nước và bụi với xếp hạng IP68 + IP69.iQOO 13 trang bị pin silicon carbon 6.150 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp sạc đầy chỉ trong 30 phút. Tuy không có sạc không dây nhưng máy vẫn hỗ trợ sạc UFCS 44W và sạc PPS 100W cho hiệu quả quản lý năng lượng cao. Màn hình BOE Q10 2K+ AMOLED 6,82 inch với tốc độ làm mới 144 Hz và độ sáng tối đa 4.500 nit là một điểm nhấn khác.Thiết bị đi kèm chip Snapdragon 8 Elite với RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Mặt sau có camera chính Sony IMX921 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2x 50 MP.Vivo X200 trang bị pin silicon carbon 5.800 mAh với sạc nhanh có dây 90W, trong khi Vivo X200 Pro có pin 6.000 mAh hỗ trợ sạc có dây 90W và sạc không dây 30W. Cả hai đều sử dụng chip Dimensity 9400 của MediaTek, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB.Đặc biệt, Vivo X200 Pro còn có camera tele tiềm vọng Samsung HP9 200 MP với chứng nhận Zeiss APO cho khả năng zoom quang 3,7x và OIS. Dòng sản phẩm này cũng đạt tiêu chuẩn chống bụi và nước IP69 + IP68 đảm bảo độ bền cao.Redmi K80 Pro trang bị pin silicon carbon 6.000 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W và sạc không dây 50W. Trong khi đó, Redmi K80 có pin 6.550 mAh với sạc nhanh 90W nhưng không hỗ trợ sạc không dây. Xiaomi cho biết pin silicon carbon mới giúp tăng tuổi thọ pin và giảm nhiệt độ trong các tác vụ hiệu suất cao.K80 Pro sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, trong khi K80 sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 3, cả hai đều có RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Bản Pro sở hữu cảm biến chính Light Fusion 800 50 MP với OIS, camera tele 2.5x 50 MP và camera siêu rộng 32 MP, còn K80 hoán đổi camera tele thành camera siêu rộng 8 MP. Cả hai đều đạt tiêu chuẩn IP68 và IP69 về khả năng chống bụi và nước.Xiaomi 15 trang bị pin silicon carbon 5.400 mAh hỗ trợ nhanh 90W và sạc không dây 50W. Trong khi Xiaomi 15 Pro có dung lượng pin cao hơn, đạt 6.100 mAh, với cùng mức hỗ trợ sạc. Pin của mẫu Pro có mật độ năng lượng cực cao 850 Wh/L đảm bảo tuổi thọ dài hơn và hiệu suất cao hơn.Cả hai đều sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB. Xiaomi 15 sở hữu camera chính Light Fusion 900 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2.6X 50 MP, trong khi Xiaomi 15 Pro có camera tele tiềm vọng 5X. Chúng được trang bị máy quét vân tay siêu âm và hỗ trợ chống nước IP68.Realme GT 7 Pro nổi bật với pin silicon carbon 6.500 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp đạt 50% chỉ trong 14 phút. Mẫu điện thoại này có hàm lượng silicon 10% cao nhất trong ngành giúp kéo dài độ bền của pin lên đến 4 năm.Thiết bị sử dụng chip Snapdragon 8 Elite với màn hình OLED 6,78 inch 1,5K có độ sáng tối đa 6.000 nit. Realme GT 7 Pro cũng được trang bị camera chính 50 MP, camera siêu rộng 8 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP.
Điều tra bán phá giá thép HRC nhập từ Trung Quốc: Sao phải chần chừ ?
Vệ tinh mang tên ONGLAISAT của ArkEdge Space được đồng phát triển với cơ quan vũ trụ TASA của Đài Loan, đã thực hiện các bức ảnh từ độ cao 410 km so với bề mặt Trái đất. Vệ tinh này được trang bị hệ thống quang học lệch trục Korsch do TASA phát triển, cùng với cảm biến hình ảnh CMOS TDI và phần cứng nén hình ảnh. Tất cả đều được thiết kế gọn gàng trong kích thước 6U, tương đương với một máy tính để bàn hoặc vali.ArkEdge Space đã công bố những hình ảnh đen trắng được phóng to, cho thấy các tòa nhà và đường phố với độ chi tiết cao ở khu vực gần Seattle và vùng Patagonia của Argentina. Công ty khẳng định rằng họ đã đạt được "độ phân giải mặt đất cao nhất thế giới" trong hạng mục CubeSat, với độ phân giải từ 2,5 mét đến 3 mét.Nhiệm vụ của ONGLAISAT dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3 tới trước khi công nghệ quang học của nó được áp dụng cho các nhiệm vụ trong tương lai. CEO Takayoshi Fukuyo của ArkEdge Space cho biết: "Những bức ảnh rõ nét như ảnh chụp trên không, mặc dù được chụp bởi một vệ tinh có kích thước nhỏ như vậy".Mục tiêu chính của sứ mệnh ONGLAISAT là thử nghiệm hệ thống quang học trong điều kiện không gian, xác minh hệ thống kiểm soát độ cao do Đại học Tokyo (Nhật Bản) phát triển, xác nhận công nghệ TDI cùng với quy trình xử lý hình ảnh. Mọi mục tiêu đề ra đều đã đạt được thành công.Được biết, vệ tinh ONGLAISAT được chuyển đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 11.2024 và được triển khai từ mô-đun thí nghiệm Nhật Bản "Kibo" vào ngày 10.12.2024.