Công nghiệp vũ khí Mỹ 'hốt bạc' ở châu Âu nhờ xung đột Ukraine
Theo báo cáo tại phiên họp, đến nay tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18.Ban chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ, yêu cầu.Kết luận phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của T.Ư, Bộ Chính trị, Chính phủ đã và đang làm rất quyết liệt việc tổng kết Nghị quyết 18 gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó bởi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, tài sản, đất đai, thể chế, các văn bản pháp lý… nên vừa làm, vừa phải lắng nghe, đánh giá tác động kỹ lưỡng.Về kết quả triển khai từ phiên họp trước tới nay, đã thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan. Chính phủ đã ban hành 3 nghị định liên quan đến chính sách, chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài. Đồng thời, chuẩn bị ban hành nghị định về quản lý tài sản công trong quá trình sắp xếp. Đối với phương án sắp xếp của các cơ quan, đơn vị, Thủ tướng lưu ý, cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều, được đa số đồng tình thì hoàn thiện phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Với những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì đề xuất cấp có thẩm quyền để khẩn trương nghiên cứu.Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Tiếp tục rà soát chính sách để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, trong đó khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý tài sản công để có căn cứ xử lý vấn đề về tài sản công trong quá trình sắp xếp.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là những văn bản nếu không sửa ngay sẽ ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, đến nền kinh tế, cản trở sự phát triển.Liên quan tới các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng yêu cầu tổng kết các mô hình hay, lựa chọn phương án tối ưu nhất. Dù cơ quan nào thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thì cũng phải giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp, trao quyền nhiều hơn cho hội đồng thành viên.Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương 25 đảng viên trẻ tiêu biểu
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Dollcore là style cho nàng hóa búp bê với tóc tết, váy áo bánh bèo
Đó là câu chuyện mang áo ấm đến với những em nhỏ nơi bản xa ở H.Mèo Vạc (Hà Giang) của anh Hồ Sỹ Thắng (37 tuổi, quê Nghệ An) khiến người xem cảm thấy ấm áp, hạnh phúc lây giữa những ngày lạnh giá này."Thương các con quá! Trời rét 10 độ mà con mặc phong phanh!", đó là dòng mô tả đầy cảm xúc của anh Thắng trong một clip kể về hành trình ý nghĩa của mình. Khoác lên người chiếc áo ấm dễ thương, mới tinh từ người đàn ông xa lạ, các em nhỏ vừa ngại ngùng nhưng cũng vừa hạnh phúc, ánh mắt hiện rõ niềm vui.Thời gian qua, những clip anh Thắng chia sẻ về hành trình mang hơi ấm đến với những em nhỏ vùng cao, tận tay mặc áo ấm cho các em khiến nhiều người xúc động. Trên mạng xã hội cá nhân "Gia đình Hưng Thịnh" được đặt theo tên các con anh Thắng, có clip thu hút gần 4 triệu lượt xem.Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ và hết lời xuýt xoa khen ngợi hành trình ý nghĩa của anh Thắng. Nhiều người gửi lời chúc sức khỏe đến anh cũng như hy vọng hành động đẹp của anh sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người hơn.Anh Thắng kể khoảng 2 tháng trước, khi trời đã vào mùa đông lạnh, anh quyết định từ nhà ở H.Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lên Hà Giang để bắt đầu hành trình mang áo ấm đến cho các em. Tới nay, anh đã thực hiện được 3 chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài từ 5 - 10 ngày mang hàng trăm quần áo lạnh, mũ giữ ấm tặng các em nhỏ."Những lần trước khi vợ chồng tôi đi du lịch lên Hà Giang, thấy cuộc sống của các em còn nhiều thiếu thốn nên thấy thương lắm. Đó là lý do mà mùa rét năm nay vợ chồng tôi quyết định trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để thực hiện hành trình này. Điểm tôi chọn là những bản xa, hẻo lánh giáp biên giới và đi đến đâu nếu thấy các em nhỏ ăn mặc phong phanh, co ro giữa trời lạnh thì tôi sẽ tặng áo ấm", anh kể.Mỗi lần trao áo ấm, thấy nụ cười hay ánh mắt vui mừng của các em, trong lòng anh Thắng lại dâng trào cảm xúc hạnh phúc. Chính điều đó đã tiếp thêm cho anh thật nhiều sức mạnh trên hành trình này.Trong những chuyến hành trình "trao hơi ấm, nhận nụ cười", anh Thắng đi cùng một người bạn đồng hành, là nhân viên trong công ty của anh. Dù phải gác lại công việc, xa gia đình nhiều ngày cho mỗi chuyến đi nhưng anh vẫn an tâm vì có vợ là chị Trần Thị Thúy Hằng (33 tuổi) quán xuyến mọi việc.Chị Hằng cho biết vợ chồng chị vô cùng tâm huyết với hành trình này và hy vọng sẽ mang đến niềm vui cho càng nhiều em nhỏ càng tốt. Mỗi ngày, anh Thắng dậy từ 5 giờ để chuẩn bị và đi phát quần áo ấm ở những bản xa đến tối muộn mới về. Người vợ kể anh vẫn dành thời gian nhắn tin, hỏi thăm tình hình ở nhà mỗi ngày trong những chuyến đi."Tôi cũng lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ thiếu thốn và gian khó. Nay khi cuộc sống ổn định, mình san sẻ được bao nhiêu thì cứ san sẻ. Đó cũng là cách dạy cho các con mình biết quan tâm, yêu thương với mọi người xung quanh. Với tôi, chuyến đi này không chỉ cho đi mà bản thân còn nhận lại được nhiều trải nghiệm", anh Thắng chia sẻ.Vợ chồng anh Thắng có 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong đó, con trai đầu nay 10 tuổi, con gái út đã gần 2 tuổi. Anh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại khi có gia đình nhỏ hạnh phúc và công việc ổn định.Trước đó, vợ chồng anh cũng đã thực hiện hành trình trao sữa bánh cho những em nhỏ vùng cao để đổi lấy nụ cười các em. Người đàn ông Nghệ An cho biết sẽ tiếp tục hành trình này đến khi nào không còn đủ khả năng mới dừng lại…
Pajero Sport và Fortuner sử dụng động cơ diesel (dầu), dung tích 2.4 lít. Nếu Pajero Sport đạt hiệu suất vận hành ấn tượng khi sản sinh công suất 179 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 430 Nm thì Fortuner lại khiến không ít người bất ngờ khi khối động cơ ngang ngửa đối thủ đồng hương về dung tích nhưng công suất đầu ra lại thua kém khá xa. Cụ thể, Fortuner chỉ đạt công suất 149 mã lực, mô-men xoắn khoảng 400 Nm, thua kém 30 mã lực so với Pajero Sport.
Doãn Quốc Đam ‘Nam tiến’ đóng phim
Vụ việc đoàn xe đạp của đội tuyển Việt Nam bị cháy trên đường đến địa điểm tổ chức giải xe đạp đường trường châu Á ở Thái Lan đang gây xôn xao. Theo thông tin từ phía BTC, họ đã nhanh chóng hỗ trợ đoàn Việt Nam bằng cách cho mượn xe đua để tiếp tục tập luyện và cam kết sẽ bồi thường thiệt hại. Sự cố này xảy ra trong bối cảnh đoàn đang chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế quan trọng. Dù vậy, các vận động viên vẫn tập trung cao độ để đạt thành tích tốt nhất.Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết BTC giải và chủ nhà Thái Lan đã nhanh chóng hỗ trợ đội tuyển Việt Nam. Họ đã liên hệ để nắm bắt thiệt hại, thu thập thông tin về số lượng và kích cỡ mũ, giày của các VĐV, đồng thời sẵn sàng cho đội mượn xe thi đấu. Các thành viên Liên đoàn Xe đạp châu Á cũng bày tỏ sự sẵn lòng hỗ trợ xe cho các VĐV Việt Nam.Tuy nhiên, việc thi đấu bằng xe mượn chỉ là giải pháp tạm thời. Theo các HLV, mỗi VĐV đều có xe chuyên dụng phù hợp với thể trạng cá nhân. Sử dụng xe mượn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu, đặc biệt khi đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu cao tại giải lần này.Về vấn đề bồi thường thiệt hại, ông Hoàng Quốc Vinh, Trưởng phòng Thể thao thành tích cao I (Cục Thể dục Thể thao), cho biết trong ngày 6.2, BTC và Liên đoàn Xe đạp châu Á sẽ họp để thảo luận về phương thức bồi thường cho đội tuyển Việt Nam.Nguyên nhân vụ cháy hiện chưa được công bố. Được biết, trên xe tải còn có một số thiết bị của đội tuyển xe đạp Singapore.