$461
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vndoc.com lớp 10. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vndoc.com lớp 10.Thành công lớn nhất của đội tuyển VN tại AFF Cup 2024 là các cựu binh đồng loạt trở lại với một tinh thần quyết tâm rất cao, niềm khát khao mãnh liệt và phong độ rất ổn định. Từ Thành Chung, Duy Mạnh hay Tiến Dũng ở hàng thủ cho đến Văn Thanh, Ngọc Quang, Tuấn Hải hỗ trợ ở khu vực giữa sân đều tạo sự yên tâm khá cao. Tiến Linh tỏa sáng trước khi Xuân Son xuất hiện. "Bông hoa nở muộn" Doãn Ngọc Tân tạo dấu ấn rất riêng, Văn Vĩ cũng gây được thiện cảm lớn về năng lực chuyên môn và sự cố gắng cao độ.Cũng đã có vài gương mặt trẻ được thầy Kim tung ra trận, để thử lửa và học hỏi kinh nghiệm. Trong đó Vĩ Hào - Hai Long phần nào chứng tỏ được năng lực của mình với những bàn thắng và nỗ lực cống hiến cho lối chơi chung của toàn đội. Còn lại Văn Khang - Thanh Bình - Tiến Anh vẫn chưa có những bước tiến bộ ổn định và chưa thực sự chắc chắn. Tất nhiên, những nhân tố này sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hành trình tiếp theo của đội tuyển VN, nhưng bản thân các tuyển thủ cần phải có tiến bộ mạnh mẽ hơn nữa. Khẳng định năng lực của mình tại V-League để tiếp tục được HLV Kim Sang-sik trao cơ hội.Trong thời gian tới, nhiều khả năng đội tuyển VN sẽ tiếp tục bổ sung những gương mặt trẻ tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Chẳng hạn như màn trình diễn của Văn Đô, Đình Bắc (đội Công an Hà Nội); Thái Sơn (đội Thanh Hóa) tại đấu trường Asean Club Championship sẽ là cơ sở để ban huấn luyện đội tuyển xem xét. Phong độ ấn tượng của một số cầu thủ trong màu áo CLB Phù Đổng Ninh Bình tại giải hạng nhất cũng sẽ mang lại nhiều gợi ý cho các nhà tuyển trạch.Bộ khung đội tuyển đã được định hình với những cầu thủ trụ cột, giờ là lúc làm tươi mới, sáng tạo và đột biến với những cầu thủ trẻ tài năng.Xét một cách toàn diện, lối đá của đội tuyển VN tại AFF Cup 2024 không có gì mới, vẫn là một lối đá chú trọng sự thực dụng với tư tưởng phòng ngự - phản công khá rõ nét. Điều quan trọng dẫn đến thành công là tất cả các cầu thủ đều đã quá quen với yêu cầu chiến thuật của lối chơi này, cộng thêm thầy Kim đã có những sự bổ sung hợp lý như Văn Vĩ, Ngọc Tân, Xuân Son để làm tròn đội hình. Những nhân tố trụ cột được đặt niềm tin như Hoàng Đức - Xuân Son đã tỏa sáng rực rỡ đúng với kỳ vọng.Cách chơi chưa thực sự hay, chưa mượt mà, chưa quyến rũ; nhưng đã có hệ thống vận hành ổn định, các vị trí được phân công giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, dễ thực hiện. Điều này đã giúp các cầu thủ thoải mái trong việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân trước khi tự tin hơn trong việc sáng tạo và đột biến.Nhưng Asian Cup lại là một đấu trường khác, với những đối thủ mới và đặc biệt lối chơi, điểm mạnh, điểm yếu của chúng ta cũng đã phần nào bị đối thủ nghiên cứu và tìm cách hóa giải. Nếu không có sự cách tân, không có sự đổi mới thì nhiều khả năng đội tuyển sẽ bị bắt bài và thất bại.Thời gian chuẩn bị không nhiều, Xuân Son chưa thể góp mặt là vấn đề nan giải mà thầy Kim phải đối mặt. Nhưng sự xuất hiện của cầu thủ đang khoác áo CLB Công an Hà Nội Jason Quang Vinh (nhiều khả năng anh được nhập tịch ngay trong tháng 3 - thời điểm tập trung đội tuyển) và các trận đấu chất lượng của V-League, hy vọng sẽ giới thiệu thêm nhiều gương mặt cho đội tuyển.Không ngủ quên trên chiến thắng, tiếp tục rèn luyện làm mới và hoàn thiện mình thì chắc chắn đội tuyển VN sẽ tiếp tục tiến lên về phía trước một cách bền vững. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vndoc.com lớp 10. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vndoc.com lớp 10.Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO) diễn ra tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM) từ ngày 22.3 đến 30.3, quy tụ 6 đội bóng mạnh, bao gồm chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia, Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Trong 6 đội dự giải, chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng có ưu thế lớn nhất. Bên cạnh sự ủng hộ của hàng nghìn CĐV nhiệt thành, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long còn được hậu thuẫn bởi ưu thế sân nhà, với mặt cỏ và không gian khán đài quen thuộc.Tuy nhiên, thử thách cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở giải năm nay, là trong tay HLV Đình Long không còn lực lượng kinh nghiệm gắn kết như mùa trước. Dàn cầu thủ mới (chủ yếu học năm nhất và năm hai) dù có thể hình đẹp và quyết tâm cao độ, nhưng lại thiếu sự dạn dày để bứt phá. Ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, thầy trò ông Nguyễn Đình Long đứng nhì bảng A, sau đó dừng bước ở tứ kết trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. "Chúng tôi đã bước qua nhiều cung bậc cảm xúc ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, từ hạng tư ở mùa đầu, đến hạng ba mùa hai và giờ là dừng bước ở tứ kết. Các cầu thủ đã rất cố gắng và toàn đội tiếp tục phải duy trì niềm tin ở sân chơi quốc tế", HLV Đình Long bày tỏ. Để dự giải TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ sung thêm 1 cầu thủ. "Nòng cốt lực lượng sẽ không thay đổi, vì chúng tôi tham gia với tinh thần có gì chơi nấy, cố gắng hết mình", HLV Đình Long nhận định.Chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO không chỉ mang lại cho Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tấm vé dự giải TNSV quốc tế 2025, mà còn giúp thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chứng minh đẳng cấp.Cả hành trình bất bại kéo dài 9 trận (từ vòng loại đến vòng chung kết), trong đó có tới 5 trận sạch lưới, cho thấy sức mạnh toàn diện và vững vàng của đại diện xứ Thanh.Với dàn cầu thủ đồng đều 3 tuyến, đan xen hợp lý giữa phẩm chất cá nhân (của những ngôi sao như Lê Văn Thức, Ngân Như Dũng) và sức mạnh tập thể (đấu pháp hợp lý, tinh thần đoàn kết), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vững chãi như bức tường thành mà bất cứ đối thủ nào muốn vô địch giải bóng đá TNSV quốc tế 2025 cũng phải vượt qua.Để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ U.19 (có mặt tại TP.HCM giữa tuần này) để làm dày lực lượng. HLV Nguyễn Công Thành muốn lực lượng đội mạnh mẽ hơn nữa, song vẫn phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ."Chúng tôi sẽ nhập cuộc với sự tôn trọng đối thủ, tính toán chặt chẽ và hợp lý, rồi lựa chọn thời điểm tăng tốc", HLV Nguyễn Công Thành cho biết. "Giải đấu này quy tụ toàn đội mạnh, nên chẳng thể nói trước điều gì. Cả đội sẽ cùng ngồi phân tích lại điểm yếu đã để lộ ở giải trước, rồi từng bước tìm cách khắc phục". Tại giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm ở bảng A (mã số A1), sẽ đá trận khai mạc giải. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nằm ở bảng B (mã số B3). Giải đấu khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia sân chơi TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO với vai trò chủ nhà. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Long đã thể hiện năng lực và sự ổn định ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, với 2 năm lọt vào bán kết và 1 năm lọt vào tứ kết. Dù làm mới lực lượng với nhiều cầu thủ mới mẻ từ năm nhất và năm hai, nhưng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn là đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi đội bóng này giàu khát vọng và có ưu thế sân nhà. Ở tứ kết TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi rất hay trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng khi hòa 3-3 trong thời gian thi đấu chính thức, sau đó chỉ thua sát nút trên chấm luân lưu.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trở thành nhà vô địch TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Thầy trò Nguyễn Công Thành đã đứng nhì bảng B với 5 điểm sau 3 trận, trước khi lần lượt đánh bại hai đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để lọt vào chung kết. Trước thách thức cuối cùng mang tên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã thắng chung cuộc 2-1 đầy thuyết phục để đoạt chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, qua đó giành tấm vé dự giải Thanh Niên sinh viên quốc tế - 2025 cúp THACO. ️
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển… ️