Hãy cho cháu đến đây chơi và hòa đồng nhé!
Theo điều 2 Nghị định 176 năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025), quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước gồm:Tại điều 3 Nghị định 176 quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ xử phạt, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt được bố trí, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 Nghị định này.Đồng thời, trình HĐND cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên, hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt này, và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu. Điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.Nguy cơ tai nạn vì nhiều hố ga mất, bung nắp
Chiều ngày 14.2, với sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa thực hiện thành công 6 ca triệt đốt điện sinh lý; đồng thời công bố thành lập khoa Điều trị rối loạn nhịp tim thuộc Trung tâm Tim mạch của bệnh viện.Một trong 6 ca triệt đốt điện sinh lý mới nhất là nữ bệnh nhân 48 tuổi, có tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, nhịp tim lên đến 160 chu kỳ/phút.Tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân chẩn đoán: Rung nhĩ – Hội chứng tiền kích thích có rối loạn huyết động, sau khi sốc điện chuyển nhịp động bộ, nhịp tim bệnh nhân trở về 80 chu kỳ/phút.Sau đó, bệnh nhân chỉ định thăm dò và triệt đốt điện sinh lý tim, đốt đường dẫn truyền phụ bên phải cho bệnh nhân. Toàn bộ thủ thuật thành công sau 60 phút, nhịp tim trở về ổn định.
Windows có tính năng ẩn giúp pin laptop bền hơn
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.
Viện thẩm mỹ núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu, bệnh viện
Năm nay, tham dự lễ Khai ấn đền Trần 2024 có ông Đoàn Hồng Phong, Tổng thanh tra Chính phủ; ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành T.Ư và lãnh đạo tỉnh Nam Định...