Thắng chặng dài nhất Cúp truyền hình, Petr Rikunov chỉ còn kém áo vàng 0,8 giây
VNDIRECT: Đã có được mã khóa khôi phục nhưng tốc độ chậm hơn dự kiến
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Xe khách xem thường luật, dừng đón khách trên cao tốc suýt gây tai nạn
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Nhân sự bộ máy mới của Quốc hội sau tinh gọn
Gần đây, chủ đề phạt nguội được nhiều người quan tâm khi CSGT trích xuất camera đường phố để xử phạt vi phạm giao thông và người dân báo tin. Một số người rơi vào tình huống trớ trêu khi cho người khác mượn xe, sau đó bị phạt nguội.Theo chia sẻ, anh H.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho bạn là anh M.Q mượn xe ô tô 7 chỗ trong 2 ngày. Sau một thời gian, anh H.Anh tra thông tin phạt nguội trên website Cục CSGT thì phát hiện xe bị ghi nhận lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ và lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ xe. Xem ngày, giờ vi phạm, anh H.Anh xác định 2 lỗi này rơi đúng vào khoảng thời gian anh cho bạn mượn xe nên anh đã báo anh M.Q để đến trụ sở CSGT phối hợp xác minh, xử lý. "Trước tết bạn tôi nói lu bu nhiều việc nên hẹn qua tết, nhưng qua tết tôi gọi lại, anh Q. lại chần chừ, báo đủ lý do bận không đi được. Tôi cho mượn xe không lấy tiền gì, mà giờ 2 lỗi này tổng tiền phạt gần 15 triệu, còn bị trừ điểm GPLX nên tôi không thể lên đóng. Giờ anh Q. không lên đóng phạt tôi cũng không biết làm sao", anh H.Anh thở dài.Tương tự, anh Đức Minh (ngụ Khánh Hòa) khi tra hệ thống xử lý vi phạm qua hình ảnh cũng phát hiện "dính" phạt nguội lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Xem thời gian phát hiện lỗi, anh Minh thở phào vì thời gian này không phải anh cầm lái, mà xe cho người quen thuê với giá 500.000 đồng/ngày. Tưởng báo với người quen lên đóng phạt là xong, nhưng phiền phức mới bắt đầu từ đây khi người quen nói không có tiền đóng phạt vì lỗi này phạt quá nặng. "Chiếc xe gần đến ngày đăng kiểm, tôi không biết phải xử lý ra sao. Khi cho thuê thì tôi nghĩ quen biết nên không làm hợp đồng thuê gì cả", anh Minh nói. Trao đổi với PV, lãnh đạo một đội CSGT cho hay, khi phát hiện xe bị phạt nguội, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, gửi thông báo đến địa chỉ của chủ xe. Đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ đến trụ sở công an làm việc. Khi xác định được người điều khiển xe, CSGT mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt sau đó. Theo CSGT, trường hợp xe bị phạt tại thời điểm chủ xe đang cho người khác mượn xe hoặc giao xe cho người khác điều khiển thì chủ xe phải chỉ ra người đó là ai để CSGT xác minh, lập biên bản. "Nếu người mượn xe không chịu phối hợp lên đóng phạt, chủ xe phải chứng minh được thời điểm đó giao xe cho người này bằng các bằng chứng liên quan như: giấy tờ hợp đồng cho thuê, mượn. Do đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần làm giấy tờ rõ ràng, tránh các phiền phức về sau khi bị phạt nguội", CSGT giải thích.Trường hợp chủ xe không chỉ ra được người điều khiển xe của mình vi phạm là ai thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về lỗi phạt nguội này.Bên cạnh đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần kiểm tra xem người mượn xe có đủ điều kiện lái xe hay không, có GPLX phù hợp loại phương tiện, có nồng độ cồn hay không... để tránh liên đới trách nhiệm phạt hành chính, thậm chí là hình sự khi có vi phạm.