Ngọc Lan tung bộ ảnh quyến rũ
Hoàng Kim Ngọc là diễn viên tham gia một số vai trong phim truyền hình Sát thủ online, Mưa bóng mây… Và đặc biệt là vai Uyên trong phim truyền hình Về nhà đi con từng gây bão trên sóng giờ vàng. Từng tốt nghiệp thủ khoa Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cùng khóa với Thu Quỳnh, Bảo Thanh nhưng sau một số vai diễn, Hoàng Kim Ngọc lui về kinh doanh, trở thành CEO của một thương hiệu mỹ phẩm, giám đốc chiến lược - truyền thông của một công ty nội thất. Nên công việc diễn xuất của nữ diễn viên sinh năm 1990 thường gián đoạn, cô chia sẻ bản thân luôn nhận biết nghề diễn viên là nghiệp chứ không phải là công việc kiếm tiền. Và bất cứ khi nào cảm thấy ổn, có cơ hội đến cô đều có thể trở lại với nghiệp này vì đã từng được đào tạo bài bản.Trong Về nhà đi con, vai Uyên của cô gây ấn tượng với khán giả khi chuyển tải hình ảnh và thần thái của một người vợ xinh đẹp, giỏi giang và sắc sảo. Hoàng Kim Ngọc và Tiến Lộc (vai Thành) trở thành một cặp vợ chồng rất đẹp đôi trên màn ảnh.Sau phim Về nhà đi con, Lửa ấm, nữ diễn viên cũng không tham gia đóng phim vì tập trung cho việc kinh doanh và gia đình, đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa theo nữ chính phim Đèn âm hồn, cô luôn chờ đợi những vai diễn phù hợp với gương mặt và ngoại hình hơi cá tính của mình. Trở lại màn ảnh trong vai nữ chính Đèn âm hồn của đạo diễn Hoàng Nam sẽ ra rạp vào mùng 10 Tết Nguyên đán năm nay, Hoàng Kim Ngọc cho biết mình nhận vai vì thấy nhớ nghề và cũng tin vào tay nghề của đạo diễn phim để tạo nên góc nhìn khác biệt. "Rất lâu rồi tôi mới đóng phim trở lại nên đây cũng là vai diễn nhiều thách thức với tôi", nữ diễn viên chia sẻ.Tạp chí Hello! 'soi' khu nghỉ dưỡng được Bill Gates chọn khi bí mật tới Việt Nam
Những cầu thủ đang được Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) ngỏ lời mời nhập tịch, gồm tiền đạo Ferdy Druijf (1,90 m, 26 tuổi, thuộc CLB Rapid Wien – Áo), tiền vệ phòng ngự Sem Scheperman (1,88 m, 22 tuổi, Heracles Almelo – Hà Lan) và hậu vệ phải Dylan van Wageningen (1,89 m, 27 tuổi Sparta Rotterdam – Hà Lan).Cả 3 cầu thủ này đều có quốc tịch, FAM muốn đưa những cầu thủ này về với đội tuyển Malaysia và sẵn sàng chi số tiền lớn để họ gật đầu nhập tịch, sau đó khoác áo đội bóng có biệt danh "những chú hổ Malaya". Truyền thông Hà Lan xác nhận sự quan tâm của FAM dành cho các cầu thủ nói trên: "Malaysia đang cố gắng sao chép công thức của Indonesia, đó là nhập tịch thật nhiều cầu thủ có gốc gác châu Âu. Quốc gia châu Á này muốn thực hiện điều đó thông qua việc tìm kiếm các mối liên kết để liên hệ với các cầu thủ".Những động thái nhập tịch cầu thủ được FAM đưa ra, trong thời gian đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027. Ở vòng loại giải châu Á, Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam, Lào và Nepal. Trong bảng đấu này, các đội Việt Nam và Malaysia được xem là những đối thủ chính, trong việc giành ngôi đầu bảng. Chỉ có các đội đứng đầu các bảng đấu vòng loại thứ 3, mới giành được quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027.Đội tuyển Việt Nam sẽ phải chuẩn bị thật kỹ khi các đối thủ xung quanh chúng ta nhập tịch ồ ạt. Thực tế cho thấy đội tuyển Việt Nam cũng đã bắt đầu quen với tình trạng các đối thủ như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore sử dụng nhiều những cầu thủ sinh ra bên ngoài Đông Nam Á, khi họ thi đấu với chúng ta. Ở AFF Cup 2024, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đã đánh bại 2 đội bóng rất mạnh, có sử dụng cầu thủ nhập tịch gồm Singapore ở bán kết và Thái Lan ở chung kết. Trong số này, Singapore có tiền vệ tổ chức Kyoga Nakamura là cầu thủ thuần Nhật Bản, được nhập tịch Singapore trong thời gian trước AFF Cup. Còn Thái Lan có hậu vệ phải James Beresford (sinh tại Anh), hậu vệ phải Nicholas Mickelson (sinh tại Na Uy), tiền vệ William Weidersjo (sinh tại Thụy Điển) và tiền đạo Patrik Gustavsson (sinh tại Thụy Điển), là những người có một phần dòng máu châu Âu.Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước các đối thủ được "Tây hóa" kể trên nhờ chúng ta có lối chơi và đội hình phù hợp. Bản thân đội tuyển Việt Nam cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ các thất bại trước đội bóng có rất đông cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu là Indonesia, hồi đầu năm 2024.Thời điểm đầu năm 2024, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier sở dĩ liên tục thua Indonesia, vì HLV Troussier lựa chọn nhân sự và lối chơi không phù hợp. Đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik lột xác hẳn. Chúng ta thi đấu mạnh mẽ, chắc chắn hơn, khi đối diện với các đối thủ có đông cầu thủ nhập tịch.Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam cứ chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2027 theo cách của mình. Chúng ta đi trên con đường của riêng mình, việc đối thủ Malaysia có thêm cầu thủ nhập tịch, là chi tiết chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về họ. Chứ không có gì đảm bảo rằng đội tuyển Malaysia sau khi có thêm cầu thủ nhập tịch từ châu Âu, sẽ mạnh hơn đội tuyển Việt Nam.
Giá USD hôm nay 13.4.2024: Đô la tự do đi lên
Trước đó, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Trong đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo là một trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Các thứ trưởng gồm các ông, bà: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà và Nguyễn Hải Trung.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập. Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa lớn hơn nữa là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo để vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động, vừa quản lý nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc.Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Thủ tướng nhấn mạnh, điều cốt lõi nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, được phát huy trong mọi thời kỳ.Cạnh đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc, các dân tộc phải được tiếp cận bình đẳng; làm sao để không có khoảng cách giữa các dân tộc trong sự phát triển; không để ai bị bỏ lại phía sau; không để các thế lực thù địch, phản động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.Cho biết Bộ Chính trị vừa quyết định miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến phổ thông trên cả nước, Thủ tướng bày tỏ trăn trở về trường học cho các cháu học sinh và nơi chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng đề án trên phạm vi cả nước trong năm nay để các học sinh có trường nội trú mà "không phải đi xa, không phải đi bộ hàng chục km để đi học", đồng thời lo ăn ở cho các cháu. Nguồn kinh phí làm việc này từ tăng thu, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng đề án nâng cấp, kiện toàn y tế cơ sở trên toàn quốc với phương châm chăm sóc, bảo vệ tính mạng sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.Theo Thủ tướng, nguyên tắc là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, ở đâu có người bệnh thì ở đó có bác sĩ, song phải phù hợp thực tiễn, hợp lý và hiệu quả, điều quan trọng là phải phủ kín, đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng không máy móc, không phải "1 học sinh thì 1 giáo viên, 1 người bệnh thì 1 bác sĩ".Đồng thời, không để các thế lực thù địch, phản động kích động vấn đề tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ triển khai internet vệ tinh để phủ sóng internet, thúc đẩy chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cuốn sách Hành trình vì hòa bình thuộc thể loại hồi ức của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại những câu chuyện quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam.Nội dung của cuốn sách tái quá trình gian nan để vượt qua rào cản tư duy, cho tới những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng, triển khai lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc trong hơn 10 năm qua.Trong lời giới thiệu cuốn sách, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã khẳng định, cuốn sách "không chỉ kể về những nhiệm vụ gian truân và đầy thử thách, mà còn là câu chuyện về lòng can đảm, tình nhân ái, tinh thần nhân văn và ý chí kiên cường của những chiến sĩ "mũ nồi xanh" Việt Nam tại châu Phi xa xôi. Những trang sách này như những dòng hồi ức chân thật, phản ánh quá trình Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Cuốn sách Hành trình vì hòa bình của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gồm 6 chương, có 5 chương là hồi ức của tác giả gồm: Dò đường, Chuẩn bị và lên đường, Chuyện kể từ châu Phi, Nhìn lại và suy ngẫm, Hành trình tiếp nối. Chương cuối Cảm xúc gồm những bài viết của nhiều tác giả là những cảm nhận khi đọc bản thảo Hành trình vì hòa bình.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959 (giấy tờ lý lịch ông ghi năm 1957), quê ở Thừa Thiên - Huế, con trai của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XI, XII; từng giữ các chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nghỉ hưu từ cuối năm 2021. Tới 14.9.2023, ông qua đời tại nhà riêng sau thời gian bệnh nặng. Vào tháng 3.2023, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ra mắt sách Người thầy, viết về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc, 1922 - 2022).