Con người có mặt ở châu Mỹ từ… 23.000 năm trước
CLB Saigon Heat giành chiến thắng với điểm số 94-90 trước Nha Trang Dolphins ở lượt trận thứ 30 của VBA 2023 diễn ra tối 19.7. Kết quả này giúp Saigon Heat giữ vững ngôi đầu bảng xếp hạng (8 trận thắng, 1 trận thua) còn CLB Nha Trang Dolphins xếp hạng ba (6 trận thắng, 3 trận thua).5 lưu ý khi chọn đơn vị thiết kế và thi công spa chuyên nghiệp
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Thời trang điều hòa, giải pháp mùa nóng lý tưởng cho các tín đồ
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.
Ga tàu thủy Bạch Đằng ở TP.HCM được đổi thành 'bến tàu' sau góp ý
Tối 10.2, một đoạn clip gây xôn xao dư luận khi ghi lại vụ va chạm giữa nam shipper và người lái ô tô Lexus. Trong cảnh quay, người lái ô tô đã tấn công nam shipper, đấm liên tiếp vào mặt và đầu anh. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Câu chuyện về vụ va chạm này khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và lo ngại về an toàn giao thông.Thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 11.2 Trung tâm pháp y Hà Nội xác định nạn nhân L.X.H (31 tuổi), quê Thanh Hóa, bị chấn động não, tỉ lệ thương tích 3%. Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và tạm giữ Tống Anh Tuấn (42 tuổi, Hà Nội) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra sau va chạm giao thông, khi một số người "giận quá mất khôn", dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Mặc dù các đối tượng đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng những vụ hành hung này để lại tổn thương cho nạn nhân và nỗi sợ hãi cho người chứng kiến. Nguyễn Quang Thiện (28 tuổi), ngụ ở 131 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng hành vi bạo lực không chỉ gây mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của cộng đồng. Thiện kể rằng bản thân từng trải qua một vụ va quẹt giao thông. Khi đó, bạn đang lưu thông trên đường thì xe của người khác đụng vào, khiến gương bị bể, xe có vài vết trầy. Thay vì phản ứng nóng nảy, Thiện lịch sự xin lỗi người kia trước. "Mình nói rằng không sao, đó là sự cố không ai mong muốn", Thiện nhớ lại. Người kia ban đầu có vẻ bối rối, nhưng sau đó cảm ơn Thiện rối rít."Chiếc gương có giá không bao nhiêu nên mình xử lý sự cố một cách êm đẹp. Bản thân không sao là được rồi. Mình tin rằng nếu mọi người đều có thể giữ được sự bình tĩnh như vậy trong những tình huống căng thẳng thì xã hội sẽ trở nên an toàn hơn", Thiện nói.Thế nhưng, Huỳnh Thảo My (25 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), lại không gặp may mắn như vậy. My kể rằng có lần, khi khi đang di chuyển trên đường, cô bất ngờ bị một người đàn ông lái xe ô tô phía sau thúc giục và bấm còi liên tục. Người này tỏ ra bực tức, lao lên vượt qua My và bắt đầu hăm dọa, quát tháo khi thấy cô chưa kịp phản ứng. My chỉ biết im lặng, giữ bình tĩnh và tiếp tục lái xe."Khi đó, mình rất hoang mang và sợ hãi, nhưng mình quyết định không phản ứng lại, tránh làm người kia căng thẳng thêm, dễ dẫn tới cự cãi, va chạm. Mình nghĩ rằng hành vi hăm dọa và bực tức trên đường không chỉ làm mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người tham gia. Hy vọng mọi người nên thấu hiểu và kiên nhẫn hơn khi lái xe trên đường", cô nói.Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi gặp va chạm giao thông, điều quan trọng là giữ bình tĩnh, không tranh cãi. Nếu không thể thỏa thuận, hãy nhờ cơ quan chức năng giải quyết. Hành vi hành hung sau va chạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ. Người dân cũng cần lên án những hành vi bạo lực để góp phần giữ gìn an ninh trật tự.Luật sư Bình cho biết hiện nay tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông đang ngày càng gia tăng. Một số người thay vì trao đổi, bàn bạc hướng xử lý thì lại ngay lập tức sử dụng vũ lực để giải quyết. Từ đó có thể gây thiệt hại cả về người và của, gây xôn xao dư luận xã hội, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, mọi người cần học cách kiềm chế nóng giận khi tham gia giao thông.Luật sư Bình chỉ ra rằng theo Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo vệ. Hành vi hành hung người khác sau va chạm giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ hành vi. Với hành vi gây thương tích, người vi phạm có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng, có thể bị phạt tiền hoặc tù từ 5.000.000 đồng đến 7 năm (Điều 318 Bộ luật Hình sự).