$847
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bảng xếp hạng bóng đá ligue. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bảng xếp hạng bóng đá ligue.Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bảng xếp hạng bóng đá ligue. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bảng xếp hạng bóng đá ligue.Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo... ️
Điển trai và rất tự tin... dàn cầu thủ của đội bóng Trường ĐH Công nghệ Nanyang (từ Singapore) đã có mặt tại TP.HCM, chính thức nhập cuộc và sẵn sàng cháy hết mình tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO. Đại diện Singapore đã hội quân từ đầu tháng 3 để chuẩn bị cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO, với tần suất tập luyện kết hợp đá giao hữu liên tục. Họ chung bảng B với Trường ĐH Malaysia và đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Đây được xem là bảng đấu khó nhằn khi đại diện Việt Nam là tân vương của giải TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Trong khi đó, đại diện Malaysia sở hữu nhiều cầu thủ đang thi đấu tại giải M3 của Malaysia, với lực lượng tập hợp từ 2 CLB UiTM United và MUFT."Chúng tôi chưa biết các đội sẽ chơi thế nào. Tôi nghĩ mục tiêu của chúng tôi khi tham gia giải đấu này trước hết là để tích lũy kinh nghiệm, thứ hai là cống hiến hết sức mình và cho mọi người biết đội bóng Singapore có thể làm được gì. Đó là điều quan trọng nhất mang chúng tôi tới sân chơi này. Tôi chỉ có thể nói rằng tất cả chúng ta đều cố gắng trở thành người giỏi nhất nên chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng hết mình và giành chiến thắng", trung vệ Benjamin Yi Sheng Chik chia sẻ ngay khi cùng các cầu thủ Trường ĐH Công nghệ Nanyang đặt chân đến TP.HCM.Đại diện Singapore sẽ đá trận ra quân lúc 18 giờ ngày 22.3 với Trường ĐH Malaysia, sau đó gặp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lúc 18 giờ ngày 24.3.Trước đó, sau khi có kết quả bốc thăm, trưởng đoàn Bin Juffri cũng chia sẻ, tinh thần quan trọng nhất chính là chiến đấu hết mình, bởi thắng thua là điều rất khó nói. ️
Mỗi năm, Nhà nước đều có chính sách bắn pháo bông vào các dịp tết, ở các thành phố lớn. Nhưng bé con, dù là dân Sài Gòn chính hiệu, cũng chưa từng được đi xem. Tết là về quê, về nhà ngoại, nội. Mà có ở lại thành phố, cũng khó để ba mẹ cho con chen chúc giữa biển người hàng giờ như vậy. Có năm tết ở nhà bên nội, ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng cũng có pháo hoa mà vẫn không dám đèo nhau đi ngắm. ️