Khai trương nhà sách lớn nhất TP.Thủ Đức
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.Đến dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang.Theo đó, UBND Q.Bình Tân được xếp hạng nhất về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), đánh dấu 4 năm liên tiếp địa phương này đứng đầu trong khối UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Xếp sau lần lượt là UBND các quận Phú Nhuận, 6, 8, 11, Gò Vấp và Tân Phú.Trong nhóm sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Công thương và Sở An toàn thực phẩm.Ở khối ngành dọc, Công an TP.HCM đạt xếp hạng cao nhất, kế đến là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Chỉ số Chuyển đổi Số (DTI) giúp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. TP.HCM bắt đầu xếp hạng DTI cho quận, huyện và TP.Thủ Đức từ năm 2023.Năm 2024, ở nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp đứng đầu, tiếp theo là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT, Sở Y tế và Sở GD-ĐT.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Ban Dân tộc TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.Đối với các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM xếp hạng nhất và tiếp theo là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục giữ vị trí số một năm thứ hai liên tiếp. Theo sau đó là các UBND Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, Q.10, Q.8, Q.7.Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), TP.HCM triển khai lần đầu vào năm 2022 để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế của các cơ quan hành chính.Đối với ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Công an TP.HCM và Hải quan TP.HCM.Đối với nhóm sở, ban, ngành, điểm số trung bình tăng so với năm trước, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ, kế tiếp là Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Sở TT-TT, Sở NN-PTNT và Sở Du lịch.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Q.Phú Nhuận giữ vững vị trí số một năm thứ ba liên tiếp. Theo sau đó là Q.6, Q.11, H.Cần Giờ, Q.8.Theo UBND TP.HCM, năm 2024, TP.HCM triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Điển hình, với phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Chính phủ phát động ở giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, TP.HCM đã cấp 105.333 thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo. Đồng thời, số hộ nghèo, cận nghèo giảm 16.900 hộ.Hay đối với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", TP.HCM đã xây dựng, sửa chữa 575 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách (vượt 75 căn so với kế hoạch).Ở cấp địa phương, TP.HCM đã đạt được nhiều nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, như đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7,17%, tổng thu ngân sách của TP.HCM hơn 508.500 tỉ đồng (vượt 5,3% dự toán và là lần đầu tiên nguồn thu vượt 500.000 tỉ đồng).TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh thi đua giai đoạn 2023 - 2025, hướng đến cải thiện các chỉ số PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, DTI và đặt mục tiêu vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính vào năm 2025.Ngoài ra, TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử và khuyến khích người dân tham gia giám sát, kiểm tra để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.TP.HCM thiếu nhà bình dân, khách dạt về vùng ven
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Máy bay va chạm trên không ở Mỹ: nhiều người thiệt mạng
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Những ngày này, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang dành thời gian đón năm mới bên gia đình, tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng này cùng những người thân yêu. Dù không thể thi đấu vì chấn thương, nhưng anh vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi sự quan tâm và tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Chính tình yêu và sự ủng hộ từ các CĐV đã giúp anh có thêm động lực để nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong thời gian sớm nhất."Tôi cảm thấy không may mắn khi gặp chấn thương, nhưng ở một khía cạnh khác, tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ, CLB và những người luôn bên cạnh tôi. Điều đó thật sự là một nguồn động viên to lớn", Xuân Son nói. Trong những ngày tháng khó khăn vì chấn thương, Xuân Son đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ CLB Thép Xanh Nam Định và đặc biệt là từ ông bầu Nguyễn Văn Thiện. Anh gọi ông bằng cái tên trìu mến "papa Thiện" và khẳng định sự biết ơn vô hạn dành cho ông."Papa Thiện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua, không chỉ trong sự nghiệp mà còn trong cuộc sống. Cả tôi và gia đình đều vô cùng biết ơn ông ấy. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra quyết định gắn bó trọn sự nghiệp của mình với CLB và papa Thiện. Tôi muốn dành sự cống hiến của mình để đền đáp lại những gì mà ông đã làm cho tôi", Xuân Son chia sẻ. Dù phải tạm xa sân cỏ để tập trung hồi phục, Xuân Son không giấu được khát khao nhanh chóng trở lại với phong độ cao nhất. Anh khẳng định sẽ dành toàn bộ thời gian và nỗ lực cho quá trình điều trị để có thể sớm góp mặt trong màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam."Hiện tại, tôi tập trung 100% vào việc hồi phục. Tôi muốn trở lại sớm nhất có thể, thi đấu, hát quốc ca và ghi thật nhiều bàn thắng cho đội tuyển. Câu chuyện của tôi với bóng đá Việt Nam thực sự giống như một giấc mơ – mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời cùng đội tuyển, trở thành nhà vô địch, và tôi vẫn không thể tin rằng điều đó là sự thật. Tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để tiếp tục cống hiến", tiền đạo 28 tuổi chia sẻ. Năm mới, Xuân Son đặt ra những mục tiêu lớn hơn cho bản thân: hồi phục hoàn toàn, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao và tiếp tục cống hiến cho CLB cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hâm mộ đã luôn bên cạnh động viên mình trong suốt thời gian qua.
Tài xế taxi chuyển làn ẩu, lách giữa 2 xe container… và cái kết
Trận đầu tiên của ngày thi đấu 15.2 thuộc vòng 13 V-League là màn chạm trán giữa SLNA và CLB Hải Phòng. Đây được xem là “chung kết ngược”, khi cả hai đội đều đang nằm trong nhóm nguy hiểm trên bảng xếp hạng: SLNA đứng 13, còn CLB Hải Phòng đứng 11. Trước trận đấu, CLB Hải Phòng được đánh giá nhỉnh hơn. Tuy nhiên, SLNA đã tận dụng tốt lợi thế sân nhà và giành chiến thắng bất ngờ với tỷ số 1-0 trước đội bóng đất cảng, nhờ pha lập công của tiền vệ từng khoác áo U.23 Việt Nam Đinh Xuân Tiến.3 điểm trọn vẹn trên sân Vinh giúp SLNA một lần nữa hoán đổi vị trí, vươn lên dẫn trước CLB Hải Phòng trên bảng xếp hạng. Sau 13 vòng đấu, đội bóng xứ Nghệ đứng thứ 12 với 12 điểm, trong khi CLB Hải Phòng rơi xuống vị trí thứ 13 khi có 11 điểm.Cuộc so tài còn lại trong ngày 15.2 diễn ra trên sân Hàng Đẫy, giữa CLB Công an Hà Nội và CLB Quảng Nam. Đội bóng ngành công an mạnh hơn rõ rệt, nhưng lại thi đấu rất chật vật và thua ngược trước đoàn quân của HLV Văn Sỹ Sơn. Hơn 90 phút của trận đấu chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số kịch tính giữa hai đội.CLB Công an Hà Nội có 3 lần vượt lên dẫn trước, nhờ công của Nguyễn Quang Hải (phút 17) và Alan (phút 29, 51). Trong khi, CLB Quảng Nam cho thấy sự lỳ lợm với 3 lần san bằng tỷ số, với bàn thắng của Atshimene (phút 23), Đặng Văn Lắm (phút 42) và Eyenga (phút 58). Đến phút 78, Eyenga tiếp tục ghi bàn để đưa bóng xứ Quảng dẫn 4-3. Kịch bản không thể ngờ tới khi Alan hoàn tất cú hat-trick với pha lập công phút 90+7, gỡ hòa 4-4 và giành lại 1 điểm cho CLB Công an Hà Nội.Trận hòa nghẹt thở trước CLB Công an Hà Nội giúp CLB Quảng Nam có 1 điểm và tăng bậc, tạm vươn lên đứng ở vị trí thứ 10 (trước đó hạng 12). Trong khi đó, đội bóng ngành công an tạm vượt mặt CLB Bình Dương, leo từ hạng 7 lên hạng 6.Vòng 13 V-League vẫn còn ngày thi đấu cuối cùng diễn ra từ chiều 16.2. Trong đó, HAGL (hiện đứng hạng 8) với lợi thế sân nhà, có cơ hội để giành chiến thắng tại Pleiku và có sự cải thiện về mặt vị trí trên bảng xếp hạng V-League.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn