Xe buýt chạy bát nháo, chuyển làn theo kiểu 'đè đầu' xe khác trên phố
Chia sẻ với Ngọc Lan, Thanh Hằng cho biết gia đình có 5 anh chị em, trong đó 2 người phát triển bình thường. Hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà bén duyên ca hát từ lúc học lớp 6. Khi ấy, gia đình rất nghèo, nhưng họ hăng hái tham gia các chương trình văn nghệ, được mọi người khen ngợi. Năm 1998, có một đoàn văn công về quê biểu diễn, Thanh Hằng liền mạnh dạn xin hát và nhận được sự đồng ý. Giọng ca cao 1,25m kể lại: “Chú trưởng đoàn hỏi tôi có muốn đi theo đoàn không, tôi thích quá. Vì một cô bé nhà quê chưa bao giờ được đứng trên sân khấu, nhận được lời mời như vậy, hôm sau tôi gom quần áo đi luôn”, ca sĩ Thanh Hằng hào hứng kể. Từ đó, chị và em gái rong ruổi theo đoàn nghệ thuật đến khắp các vùng sâu, vùng xa phục vụ bà con.Năm 2008 hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà đi vào trong Nam thăm bà con. Không có tiền về quê nên hai chị em được mạnh thường quân giúp đỡ, giới thiệu đi hát ở các chương trình, nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM. Dần dần, Thanh Hằng và Thanh Hà được các nghệ sĩ lớn biết tới và mời những chương trình hoành tráng hơn. Ngoài sự nghiệp, Thanh Hằng còn có tổ ấm viên mãn. Nữ ca sĩ tí hon kể lại trước đây, cô từng tìm hiểu vài người. Họ có ý định muốn cưới nhưng giọng ca sinh năm 1978 lại không muốn kết hôn, nên chỉ quen một thời gian là chia tay. Chia sẻ với MC Ngọc Lan, Thanh Hằng thổ lộ rằng cô là người đặc biệt, vóc dáng nhỏ bé, sức khỏe yếu. Nếu lập gia đình thì nữ ca sĩ phải làm mẹ, làm vợ... Cô sợ làm không nổi những việc đó và sợ vướng bận gia đình thì không được đi hát nữa.Hà Văn Đông là bạn chung với hai chị em Thanh Hằng 10 năm nay. Anh là người khiếm thị, nhỏ hơn Thanh Hằng 14 tuổi. Anh hay giúp đỡ chị em nữ ca sĩ trong việc kinh doanh hay nghệ thuật. Dần dần qua tiếp xúc, anh Đông có tình cảm với Thanh Hằng lúc nào không hay. Nhưng mãi đến mấy tháng sau anh mới dám ngỏ lời bằng cách nhắn tin, rồi cô nhận lời đồng ý sau 3 tuần. Thanh Hằng thổ lộ với Ngọc Lan: “Nếu như Đông là người bình thường thì tôi sẽ không kết hôn. Ở bên cạnh Đông, tôi cảm giác rất thoải mái và hòa hợp trong chuyện tình yêu, tình bạn. Tôi muốn là đôi mắt để dẫn Đông đi khắp thế giới”. Lắng nghe câu chuyện, Ngọc Lan cảm kích trước tình yêu của hai người. Nữ MC rút ra thông điệp: “Hạnh phúc không do số phận trao tặng mà do chính sự lựa chọn của chúng ta”.Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
Trong nước, thông báo bán hàng từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối sáng nay (20.5) cho thấy chiết khấu bán lẻ giảm so với cuối tuần trước, dao động từ 750 - 1.000 đồng/lít.
Những nữ tiếp viên hàng không và chuyện tình định mệnh trên chuyến bay
Vào thời điểm này, những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đã bắt đầu thu hoạch. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước. Thương lái thu mua tại vườn giống Ri6 mức 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước; trong khi đó sầu riêng giống Thái dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại, tăng trung bình 50.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp cho biết, thị trường Trung Quốc đã "ăn hàng" trở lại nên hoạt động xuất khẩu có phần thuận lợi hơn nhờ vậy mà giá tăng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu vẫn còn rất khó khăn vì phải có giấy kiểm nghiệm sản phẩm không còn tồn dư chất vàng O và cadimi; do vậy, việc thu mua xử lý sau thu hoạch cũng phải chọn lọc và tuân thủ đúng quy định. Theo ông Nguyễn Văn Mười, Phó tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu sầu riêng của chúng ta đã khởi sắc trở lại đúng vào thời điểm bà con nhà vườn miền Tây chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phập phồng vì quy định kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi vì trước đây ngành sầu riêng thế giới đều sử dụng chất vàng O trong việc xử lý sau thu hoạch. Nhưng từ khi các nhà khoa học phát hiện những tác hại của nó thì thế giới chưa có sản phẩm an toàn hơn để thay thế. Cuối tháng 2 vừa qua, tại Chanthaburi (Thái Lan) diễn ra chuỗi sự kiện hội thảo triển lãm về sầu riêng Asean - Trung Quốc, các nước đều có chung mối lo lắng về việc chưa tìm được kỹ thuật, hóa chất nào tốt hơn trong việc xử lý và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch. Đây vẫn là mối lo chung của ngành sầu riêng thế giới.
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.
BlueScope đón đầu xu thế xây dựng nhà xưởng ven biển
Ngày 9.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Công Hiền (49 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mức án 13 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, tháng 5.2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.11 thụ lý giải quyết vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và bắt giữ Từ Văn Cường. Biết Cường bị bắt, anh Lê Hoàng Phước và Nguyễn Thế Dũng (bạn của Cường) tới quán bar 68 ở Q.Tân Phú tìm gặp Hiền (chủ quán bar) để nhờ can thiệp, giúp Cường được thả về.Mặc dù không có khả năng, nhưng Hiền nói với Phước là can thiệp được với giá 800 triệu đồng, sau 7 ngày Cường sẽ được thả.Sau khi đưa tiền, không thấy Cường được về, Phước và Dũng liên hệ với Hiền nhiều lần, nhưng Hiền đưa ra nhiều lý do chưa thực hiện được và tiếp tục đề nghị chờ thêm. Đến tháng 7.2022, Hiền yêu cầu Phước đưa thêm số tiền 200 triệu đồng nhưng Phước không đồng ý và nói khi nào Cường được thả về thì sẽ đưa. Sau đó, anh Phước tiếp tục liên hệ thì Hiền tắt điện thoại, tránh mặt nên đã tố cáo Hiền ra công an.Tháng 2.2023, Công an TP.HCM khởi tố Hiền nhưng Hiền không có mặt tại địa phương nên bị truy nã; đến cuối năm 2023, Hiền bị bắt theo lệnh truy nã.Tại tòa, Hiền khai do kinh doanh thua lỗ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Còn phía bị hại cho biết muốn nhận lại 800 triệu đồng tiền đã đưa cho Hiền. Tuy nhiên, tòa cho rằng, hành vi của bị hại có dấu hiệu vi phạm pháp luật; dù không bị xử lý hình sự nhưng phải tịch thu số tiền trên, sung vào công quỹ Nhà nước.Đối với Lê Công Hiền, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến tài sản của người khác nên cần xử lý nghiêm.