Chái bếp sau nhà
Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) ngày 20.1 cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú tại Q.12, TP.HCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú tại P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cùng nhiều đồng phạm khác trong vụ án đường dây mua bán nợ với số tiền hàng trăm tỉ đồng.Theo đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, TP.HCM đồng loạt khám xét tại trụ sở chính của Công ty CP đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (viết tắt VFIN, trụ sở tại Q.3, TP.HCM) và Công ty TNHH kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (viết tắt VIF, trụ sở tại P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) cùng 4 chi nhánh của 2 công ty này ở TT.Chư Sê, H.Chư Sê (Gia Lai), TP.Phan Thiết (Bình Thuận), TP.Quy Nhơn (Bình Định) và Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng).Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 10.2021, Bình và Việt góp vốn thành lập Công ty cổ phần VFIN. Đến khoảng tháng 10.2024, cả hai tiếp tục góp vốn thành lập Công ty TNHH VIF (Bình làm tổng giám đốc, Việt làm chủ tịch hội đồng quản trị). Cả hai chỉ đạo phát triển các chi nhánh, thuê người làm giám đốc và các bộ phận điều hành khác, tuyển mộ hàng trăm nhân viên tham gia hoạt động.Với vỏ bọc đầu tư khai thác quản lý tài sản và kết nối tài chính nhưng thực chất hoạt động của 2 công ty là mua bán nợ, đòi nợ bằng hình thức khủng bố tinh thần người vay. Cụ thể, chúng ký hợp đồng mua, bán nợ xấu với nhiều công ty tài chính, sau đó giao thông tin của người nợ cho các bộ phận pháp lý, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận xử lý để đưa thông tin lên hệ thống của công ty. Mỗi nhân viên được trang bị 1 máy tính kết nối mạng và các phần mềm để vào hệ thống thông tin người vay thực hiện hành vi, phương thức, thủ đoạn đòi nợ.Sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo cho cấp dưới, nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè qua số điện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay. Theo dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.Bình còn soạn quy trình đòi nợ với thủ đoạn rất thâm hiểm, tìm các điểm yếu của con nợ để giao nhân viên xoáy vào nhằm đe dọa, khống chế. Bình soạn sẵn các mẫu tin nhắn, email, văn bản đòi nợ, nhân viên chỉ việc copy rồi gửi cho người nợ… Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", sim đăng ký thuê bao không chính chủ để gọi điện, nhắn tin, chuyển những hình ảnh cắt ghép nhằm khủng bố tinh thần hoặc bôi nhọ, gây áp lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm buộc những "con nợ" và cả người thân, bạn bè trả tiền. Cơ quan điều tra đã thu giữ được nhiều hình ảnh do các nghi phạm cắt, ghép ảnh của người nợ vào hình đám tang, đăng hình bôi nhọ… trên các trang mạng xã hội. Nhiều con nợ đã bị tra tấn tinh thần từ những nhân viên của đối tượng Bình và bị cưỡng đoạt tiền.Tổ chức tội phạm này đặt ra chỉ tiêu cho từng nhân viên phải đòi nợ, thu hồi nợ tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên đòi nợ vượt mức sẽ được hưởng hoa hồng, còn trong 2 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì bị đuổi việc.Bình và Việt cũng chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan chức năng như: Đề ra nội quy, quy trình hoạt động thu hồi nợ, không có lời nói, tin nhắn đe dọa, không gửi hình ảnh và các hành vi khác uy hiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của khách hàng… Thực chất những nội dung này là tạo "vách ngăn" để khi bị phát hiện, chúng sẽ đổ lỗi cho nhân viên vi phạm nội quy, quy định của công ty, hòng thoát tội. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 nghi phạm, triệu tập 12 nghi phạm có liên quan để phục vụ công tác điều tra và cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục nghi phạm khác, đồng thời thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại là tang vật của vụ án.Bước đầu, Công an tỉnh Gia Lai xác định: Từ tháng 12.2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi số tiền hơn 110 tỉ đồng thu mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt, chúng đã "thu hồi" số tiền hơn 300 tỉ đồng.Thượng tá Ngô Gia Cường, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thêm: "Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt, bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, chúng còn thông qua các chi nhánh của công ty, lợi dụng việc thu hồi nợ để cưỡng đoạt tài sản của những cá nhân còn nợ các tổ chức tín dụng khác một cách có tổ chức, với nhiều phương thức, thủ đoạn".Bức xúc xe sang Porsche dừng đỗ giữa đường, mở cửa ẩu suýt gây tai nạn
Thông điệp trên được ông Nguyễn Văn Được chia sẻ trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức chiều 5.3 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2025. Thủ Đức là địa phương đầu tiên ông Được chọn đến làm việc sau khi nhận chức.Chủ tịch Nguyễn Văn Được cho biết TP.Thủ Đức có nhiều yếu tố đặc thù, giống như một TP.HCM thu nhỏ, vì nơi đây có trung tâm tài chính quốc tế, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, cảng biển quốc tế, tập trung nhiều đầu mối giao thông lớn.Ông đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội của địa phương sau hơn 4 năm thành lập, đồng thời tin trong tương lai, chắc chắn TP.Thủ Đức sẽ đóng góp ngày càng lớn và nhiều hơn cho TP.HCM.Dù vậy, TP.Thủ Đức vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, nhất là môi trường đầu tư. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nói bản thân rất ngạc nhiên khi nghe thông tin chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) năm 2024 của TP.Thủ Đức thấp nhất trong 22 địa phương.Điều này cho thấy trách nhiệm không chỉ riêng TP.Thủ Đức mà còn liên quan cả các sở ngành thuộc UBND TP.HCM. "Vấn đề cải cách hành chính, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, sự giúp đỡ của chúng ta còn có điều gì chưa tốt khiến doanh nghiệp bỏ đi", Chủ tịch Nguyễn Văn Được đánh giá.Ông Được đề nghị tập trung giải quyết các dự án tồn đọng để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số, khơi thông nguồn lực, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đầu tư công, nhất là các dự án giao thông.Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng Thủ Đức có vị trí đặc thù nên cần tư duy, cách làm đặc thù, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng đưa thành phố phát triển xứng tầm, là thành phố đáng sống."Mình có quy hoạch tốt, dư địa tốt nhưng không có doanh nghiệp nào đến thì lấy đâu mà phát triển. Doanh nghiệp có đầu tư thì mới tạo ra nguồn thu. Doanh nghiệp là nguồn lực và động lực. Đã xác định thì vậy thì phải nâng niu, làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", ông Được chia sẻ thêm.Về định hướng sắp tới, Chủ tịch TP.HCM gợi mở định hướng Thủ Đức phát triển theo chiến lược 1 – 4 – 1. Trong đó, số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, trung tâm về trí tuệ nhân tạo, khu công nghiệp công nghệ cao, y tế và giáo dục chất lượng cao. Số 1 còn lại là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, trong đó Thủ Đức cần tập trung cho nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.Ông Được cũng đề nghị TP.Thủ Đức cần năng động, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý công việc, nhất là những việc còn tồn đọng. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quyết liệt đảm bảo tăng thu (từ thuế, các dự án, tiền sử dụng đất) để có nguồn lực tái đầu tư.Về kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc tiếp nhận công trình tài trợ, ông Được cho biết quy định đã rõ, có thể nhận theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không hoàn lại nên địa phương cần nhanh chóng triển khai, không nhất thiết phải chờ hướng dẫn."Luật đã rõ thì cứ việc làm, đừng vì lợi ích gì đó ảnh hưởng đến ngân sách thì có gì đâu mà khó", ông Được nói, đồng thời dẫn chứng cây cầu đi bộ nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm của Tập đoàn NutiFood tài trợ dự kiến khởi công cuối tháng 3.2025 cũng theo hình thức BT không hoàn lại.Ông đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn tận tình để TP.Thủ Đức triển khai, sớm tiếp nhận các công trình của nhà đầu tư tài trợ.
Dàn sao bóng chuyền Công an TP.HCM khẳng định sức mạnh, quyết thăng hạng
"Là người quan sát, tôi nghĩ quy trình niêm yết của Binance có chút trục trặc. Họ ra thông báo rồi 4 giờ sau bắt đầu niêm yết. Đó là khoảng thời gian cần thiết nhưng trong 4 giờ, giá token đã tăng cao trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), sau đó nhà đầu tư lại 'xả hàng' lên các sàn giao dịch tập trung (CEX)", Changpeng Zhao (CZ), nhà sáng lập Binance, nói trên X.DEX thường được các nhà giao dịch chuyên nghiệp dùng để tìm kiếm những dự án mới trước khi có thông báo niêm yết (listing) trên CEX. Việc được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung là tín hiệu quan trọng để nhà đầu tư mua vào lượng lớn token trên sàn phi tập trung. Tuy nhiên, đây chỉ là giao dịch ngắn hạn, ngay khi dự án lên CEX. Điều này tạo ra áp lực bán lớn, khiến giá token bị giảm nhanh. Các sàn CEX nổi tiếng với tính thanh khoản cao, vô tình trở thành nơi "thoát hàng" của các nhà đầu cơ.Theo Cointelegraph, tính đến tháng 5.2024, hơn 80% token được niêm yết trên Binance - sàn giao dịch tập trung - đã mất giá trong 6 tháng đầu tiên, sau khi ra mắt. Bình luận của CZ được đưa ra trong bối cảnh dự án Test (TST) mới niêm yết trên Binance có nhiều bất thường. Ban đầu, Test này được tạo ra như một thử nghiệm trên mạng blockchain BNB Chain. Nhưng các nhà đầu tư đã xem đây như một memecoin và liên tiếp thổi giá.Đáng chú ý, dự án TST chỉ được nhắc đến khoảng một giây trong video hướng dẫn của BNB Chain cho nền tảng Four.Meme. Video cũng nói rõ dự án chỉ nhằm mục đích thử nghiệm. Nhưng sau đó, các nhà đầu cơ, người có ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc bắt đầu quảng bá và đẩy vốn hóa thị trường của dự án lên cao. TST từng đạt vốn hóa thị trường lên 489 triệu USD vào ngày 9.2, sau đó giảm hơn 50% xuống còn 192 triệu USD, theo dữ liệu từ CoinMarketCap. 14 giờ ngày 12.2, mỗi token TST có giá 0,16 USD, giảm gần 69% so với mức cao nhất mọi thời đại 0,52 USD.Việc một token được tạo ra với mục đích thử nghiệm nhưng được các nhà đầu cơ bơm thổi, đẩy giá và "xả hàng" lên các sàn CEX phần nào mô tả rõ ràng về sự điên rồ của thị trường và lỗ hổng của các sàn giao dịch.CZ cho biết bình luận của ông được đưa ra với tư cách là "người ngoài cuộc". Sau khi ngồi tù và chịu án phạt của Mỹ, nhà sáng lập Binance không còn điều hành công ty. Ông khẳng định mình "không tham gia vào quá trình niêm yết" của Binance hoặc bất kỳ sàn giao dịch CEX nào khác. Theo tỉ phú này, để khắc phục lỗ hổng, các sàn giao dịch tập trung cũng nên tự động triển khai mọi thứ trong việc đưa một dự án lên sàn. Đây là điều các sàn giao dịch phi tập trung đang làm tốt và không gặp phải lỗi tương tự. Một ngày sau bình luận của CZ, đồng sáng lập Binance Yi He giải thích với Colin Wu về các tiêu chí listing của sàn. Theo đó, tiêu chí quan trọng nhất là lợi tức đầu tư (ROI), được tính bằng cách so trung bình giá trong ngày đầu tiên với hiệu suất hằng quý trên các CEX. Tiêu chuẩn thứ hai là khả năng mang lại sự đổi mới cho cộng đồng và toàn ngành. Dự án có thể giúp nhà đầu tư có thể trở thành người dùng blockchain chuyên nghiệp trong tương lai sẽ được đánh giá cao. Cuối cùng là sự chú ý của thị trường dành cho dự án. "Nếu một token có sức hấp dẫn về công nghệ, được thị trường săn đón, chúng tôi sẽ niêm yết nếu không muốn bị mất thị phần", Yi He nói. Ba tiêu chí này giúp sàn kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết, từ memecoin đến các dự án có tiềm năng dài hạn. Trước đó Binance từng gây tranh cãi sau khi một dự án Việt Nam được niêm yết trên sàn. Một năm trước, dự án Ronin của Sky Mavis (công ty mẹ của game Axie Infinity) đã giảm giá 18% ngay sau khi lên sàn Binance. Đáng chú ý, trước đó một tuần, token của dự án đã tăng giá 30%. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ nhân viên Binance đã tuồn tin ra ngoài, giúp nhà đầu cơ mua vào lúc rẻ và bán tháo khi giá cao. Ron chịu sức ép lớn về thanh khoản, dẫn đến giảm giá mạnh chỉ sau một giờ. Binance đã tuyên bố treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai tìm được bằng chứng nhân viên sàn tham nhũng.Trong lần cập nhật mới nhất, Yi He cho biết Binance hoạt động dưới sự giám sát của hai cơ quan thực thi pháp luật Mỹ. Trong hai năm qua, nhóm điều tra nội bộ xử lý hơn 120 vụ việc, sa thải 60 nhân viên. Phần lớn người vi phạm vô ý mắc phải các quy định như không nói rõ mối quan hệ cá nhân khi làm việc với đối tác. Dù vô ý, những người này đều lập tức bị chấm dứt hợp đồng. Yi He cũng tiết lộ thêm sàn đã thu hồi được hơn 30 triệu USD tiền bất hợp pháp. Công ty vẫn còn hai vụ kiện đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật và quản lý của Mỹ. Nhân viên vi phạm các quy tắc có thể bị truy tố hình sự nếu tội nghiêm trọng. Những người đã bị sa thải sẽ nằm trong danh sách đen, không được tham gia bất kỳ dự án hoặc quỹ nào liên quan đến công ty.
Từng bị ngộ độc thực phẩm khi ăn đồ để qua đêm, Phan Khánh Ly (23 tuổi), ngụ tại đường Bà Hạt, P.9, Q.10 (TP.HCM), kể lại: “Khi còn là sinh viên chưa có điều kiện sắm tủ lạnh nên thức ăn thừa mình để bên ngoài. Vì ngày mai mang cơm đi học để ăn trưa nên buổi tối hôm trước mình nấu dư ra một ít. Sáng hôm sau khi đi học mình còn hâm nóng lại mới cho vào hộp. Thế nhưng, sau khi ăn trưa, đến chiều đang học tiết cuối thì mình có dấu hiệu đau bụng và buồn nôn. Cũng may là tình hình không nghiêm trọng, nhưng kể từ đó, mình sợ không dám ăn đồ để qua đêm nữa”.
Dự án sữa của TH giành giải Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.