OSCAL tham gia thị trường Việt Nam với smartphone giá rẻ Tiger 12
Những ngày này, âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) trở nên tấp nập, nhộn nhịp khi cá chuồn vào mùa. Từng thuyền nối đuôi nhau cập cảng, nhập hàng tấn cá chuồn, sau đó đưa đi tiêu thụ trên khắp địa bàn TP.Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.Cách góp phần giảm tác hại do hóa xạ trị ung thư
Hành khách sử dụng ví MoMo kể từ ngày 24.1 có thể quét mã QR để ung dung ra vào trạm metro TP.HCM. Cụ thể, đối với khách mua vé lượt để đi metro, chỉ cần một chạm quét mã QR trong phần thanh toán trên ứng dụng MoMo là xong. Đối với khách mua vé ngày, vé tháng thông qua app HCMC Metro cũng thanh toán được bằng MoMo.Bên cạnh đó, khách hàng có sử dụng ví MoMo liên kết với thẻ Mastercard thì khi thanh toán với nguồn tiền Mastercard sẽ được giảm thêm 20%, tối đa 10.000 đồng. Như vậy, MoMo là ví điện tử đầu tiên giúp hành khách mua vé metro TP.HCM thuận tiện hơn bên cạnh các loại thẻ thanh toán ngân hàng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu. Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Giá vé lượt thanh toán không dùng tiền mặt từ 6.000 đồng - 19.000 đồng (theo khoảng cách di chuyển), thấp hơn vé thanh toán bằng tiền mặt từ 7.000 đồng - 20.000 đồng.
Phẫn nộ tài xế taxi dừng trên cao tốc ‘như tự sát’, suýt gây tai nạn
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Vựa thu mua phế liệu chiếm đường
Ngày 10.2, Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn từ 0,2 - 0,3%/năm. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng lên 3,7%/năm, 3 - 5 tháng lên 4%/năm, 6 - 11 tháng lên 4,9%/năm, từ 12 tháng trở lên là 5,1%/năm. Tương tự, Eximbank cuối tuần qua tăng lãi suất ở những kỳ hạn ngắn 0,1%/năm nhưng lại giảm lãi huy động ở kỳ hạn dài. Đối với lãi suất tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, lãi suất cuối kỳ 1 tháng lên 4,1%/năm, 2 tháng lên 4,3%/năm, 3 tháng lên 4,4%/năm, 4 tháng lên 4,7%/năm (gần đạt mức trần lãi suất cho phép ở 4,75%/năm), 6 tháng lên 5,4%/năm, 12 tháng lên 5,6%/năm. Ở kỳ hạn 15 tháng, lãi suất giảm xuống 6,2%/năm, 18 tháng còn 6,5%/năm, 24 tháng còn 6,6%/năm…Ngoài ra, một số ngân hàng có mức lãi suất huy động vượt mức 6%/năm trên thị trường hiện nay có IVB ở mức 6,05%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; 6,15%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; 48 tháng ở 6,25%... Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12 - 18 tháng và 6,3%/năm cho kỳ hạn 24 - 36 tháng. GPBank áp dụng mức lãi suất 6,05%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 6,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 13 - 36 tháng.Từ sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ đến nay, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng từ 0,05 - 0,65%/năm so với cách đây một tuần. Lãi suất tiền đồng gần đây nhất lên 5,21 - 5,51%/năm ở các kỳ hạn, tiến gần mức cao nhất trong vòng 1 năm qua. Thêm vào đó, doanh số giao dịch trên thị trường cũng ở mức cao. Hoạt động trên thị trường mở từ sau Tết Nguyên đán đến nay cũng khá nhộn nhịp. Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bơm ròng, chẳng hạn, ngày 10.2 đã bơm ròng gần 30.000 tỉ đồng, trong đó bơm ra 31.365,01 tỉ đồng và hút về 1.600 tỉ đồng. Trong tuần này có khoảng 150.000 ti đồng đáo hạn.Các diễn biến trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở cho thấy các nhà băng tăng cường thanh khoản cũng như hút vốn trên thị trường cho vay. Hiện các ngân hàng đang tung nhiều gói tín dụng ra thị trường, đẩy mạnh cho vay vào những ngày đầu năm. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%.Trong hệ thống, dù các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có mức lãi suất huy động thấp nhưng số dư tiền gửi vẫn ở mức cao. Agribank có số huy động vốn vượt 2 triệu tỉ đồng, BIDV đạt 1,95 triệu tỉ đồng tính đến cuối năm 2024. Sau đó là VietinBank với 1,6 triệu tỉ đồng và Vietcombank với 1,5 triệu tỉ đồng. Có thể thấy, chỉ Big4 đã chiếm gần một nửa số huy động vốn trên thị trường, các ngân hàng khác chia nhau "miếng bánh" còn lại. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 25.12.2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,06%, tương ứng giá trị tăng 1,2 triệu tỉ đồng, lên gần 14,7 triệu tỉ đồng. Điều này cho thấy sức cạnh tranh huy động vốn trên thị trường ở mức cao.Lãi suất huy động vốn tăng đang gây áp lực đối với lãi vay. Theo Công ty chứng khoán VCBS trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành, trong khi lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,96% so với cuối năm 2023 (sau khi đã giảm khoảng 2,5% trong năm 2023). Việc lãi suất huy động đã điều chỉnh tăng trở lại từ quý 2/2024 sẽ có độ trễ 3 - 6 tháng để phản ánh vào lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tăng thêm 0,5 - 0,7% trong năm 2025 trong bối cảnh kinh tế hồi phục và nhu cầu tín dụng mạnh mẽ hơn. Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Lãi suất tiết kiệm tăng lên khi các ngân hàng cần vốn thúc đẩy cho vay và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên. Nghĩa là khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng cần tăng cường huy động vốn để trả lại cho người gửi tiền. Nhu cầu vốn trên thị trường tăng cao nên khả năng lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo cho vay nhích lên.Trong phần nhận định mới đây, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered nói: "Chính phủ đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, điều này có thể giúp duy trì lãi suất thấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lãi suất sẽ dần trở lại mức bình thường vào quý 2. Lạm phát, chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và diễn biến của VND sẽ đóng vai trò quan trọng, trong đó các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ là yếu tố then chốt để duy trì ổn định kinh tế và tăng trưởng trong năm 2025. Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai".