Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự kiến tăng vốn lên 3.240 tỉ đồng
Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Tặng 5.000 bình nước ngọt cho bà con vùng hạn mặn 5 tỉnh miền Tây
Các chuyên gia cho rằng thời điểm thích hợp nhất để làm cha là từ cuối độ tuổi 20 đến đầu 30, và sau tuổi này có thể gặp đôi chút khó khăn nếu muốn có con, theo tờ Times Now News.
Chị em mẫu nhí sinh ba Tam Bảo rạng rỡ trong bộ ảnh đón tết Giáp Thìn
Trường ĐH Trà Vinh, đương kim vô địch khu vực, đang thể hiện sức mạnh khủng khiếp với 3 trận toàn thắng tại vòng bảng, ghi đến 14 bàn thắng và chỉ để thủng lưới 1 bàn. Họ được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm vé duy nhất vào VCK TNSV THACO cup 2025. Với đội hình đồng đều, tinh thần thi đấu tự tin và lối chơi tấn công hấp dẫn, các học trò của HLV Trầm Quốc Nam vẫn đang trên đường bảo vệ ngôi vương. Đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận (8) của Trường ĐH Trà Vinh cũng đang là cầu thủ dẫn đầu danh sách ghi bàn tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ với 5 pha lập công. Trong khi đó, Trường ĐH Cửu Long cũng đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc so với mùa giải trước. Sau trận hòa 0-0 với Trường ĐH Đồng Tháp, họ đã tạo nên bất ngờ khi đánh bại "ông kẹ" Trường ĐH Cần Thơ với tỷ số 3-0. Chiến thắng này không chỉ giúp Trường ĐH Cửu Long trả món nợ năm trước mà còn giúp đội nắm lợi thế cực lớn trước khi lượt đấu cuối cùng vòng bảng diễn ra.Tuy nhiên, thất bại 0-2 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ ở trận đấu cuối cùng của vòng bảng cho thấy họ vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục. Bại trận trước Trường ĐH Nam Cần Thơ, các cầu thủ Trường ĐH Cửu Long cũng dâng luôn ngôi đầu nhóm 1 cho đối thủ. Rất may, ở trận đấu còn lại sau đó, Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Đồng Tháp đã cầm chân nhau với tỷ số 0-0. Nhờ đó, các cầu thủ Trường ĐH Cửu Long vẫn bảo toàn được vị trí nhì nhóm và lọt vào trận bán kết gặp đội đầu nhóm 2 là Trường ĐH Trà Vinh. Bước vào vòng bán kết, dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng Trường ĐH Cửu Long vẫn có những lý do để tin tưởng vào một chiến thắng. Họ đang có được sự ủng hộ nhiệt tình từ ban giám hiệu nhà trường và người hâm mộ. Ngay sau trận thắng Trường ĐH Cần Thơ, Ban giám hiệu Trường ĐH Cửu Long đã thưởng nóng các cầu thủ 20 triệu đồng. Thêm nữa khoảng cách địa lý gần khoảng 30 km từ trường đến SVĐ Cần Thơ cũng sẽ giúp họ có nhiều cổ động viên đến sân tiếp lửa hơn so với Trường ĐH Trà Vinh nằm cách Cần Thơ hơn 80 km. Trận đấu hứa hẹn sẽ diễn ra cởi mở, hấp dẫn và nhiều bàn thắng. Liệu Trường ĐH Trà Vinh có tiếp tục thị uy sức mạnh "hủy diệt" hay Trường ĐH Cửu Long sẽ tạo nên "cơn địa chấn", cản bước đội Trường ĐH Trà Vinh để lọt vào chung kết? Câu trả lời sẽ có sau 80 phút thi đấu căng thẳng trên SVĐ Cần Thơ.
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Từ chối hộ nghèo, lão nông miền Tây đổi đời nhờ trồng mít Thái, thanh nhãn
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.