Chiếc váy ‘hoa hồng’ siêu đặc biệt của Chi Pu tại sân khấu quốc tế
Chiều 30.12, Cơ quan CSĐT Công an H.Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đặng Ngọc Đông (53 tuổi, ở TT.Hà Lam, H.Thăng Bình) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an H.Thăng Bình phát hiện Đặng Ngọc Đông có nhiều biểu hiện nghi vấn, bất minh về kinh tế nên tập trung các biện pháp xác minh, điều tra.Kết quả điều tra xác định, Đặng Ngọc Đông là chủ sở hữu ô tô BS 92A-089.95, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô.Cuối năm 2021, Đông lên mạng xã hội Facebook đặt làm giả giấy chứng nhận đăng ký ô tô với thông tin giống như xe đang sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên Đông.Sau đó, Đông đem ô tô bán cho anh V.Đ.H (30 tuổi, ở cùng địa phương) với giá 300 triệu đồng và giao giấy chứng nhận giả.Bán xong, Đông thuê lại chính chiếc xe này từ anh H. và giao cho anh này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm giả trước đó.Tháng 5.2022, Đông đem ô tô này bán cho bà H.T.T (ở TT.Hà Lam) với giá 300 triệu đồng và giao giấy chứng nhận đăng ký ô tô thật. Sau khi bán, Đông thuê lại chiếc ô tô này từ bà T.Đầu năm 2024, Đông tiếp tục lên mạng đặt làm giả giấy chứng nhận đăng ký ô tô giống như trước, rồi đem chiếc xe và giấy tờ giả đến cầm tại tiệm cầm đồ, lấy 250 triệu đồng.Số tiền chiếm đoạt được của các nạn nhân, Đông dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Làm việc với những người liên quan, Công an H.Thăng Bình thu giữ 3 giấy chứng nhận đăng ký ô tô do Đông đứng tên (gồm 2 giấy giả, 1 giấy thật) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả cùng với chiếc ô tô.Cơ quan CSĐT Công an H.Thăng Bình thông báo những ai là nạn nhân liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Đặng Ngọc Đông thì liên hệ, trình báo Công an H.Thăng Bình qua điều tra viên Nguyễn Tấn Văn Diễn (điện thoại 0966.135.279) để được hướng dẫn, giải quyết.Kỷ lục bán vé của Mỹ Tâm và ngân hàng số CAKE
Đáng chú ý, dù chỉ là bản nâng cấp giữa vòng đời, tuy nhiên so với bản tiền nhiệm, mẫu SUV/Crossover cỡ trung này vẫn được hãng xe Nhật Bản thay đổi khá nhiều. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến những cải tiến về an toàn, với sự xuất hiện của công nghệ EyeSight thế hệ mới.
Newcastle đại náo thị trường chuyển nhượng, sắp có Kieran Trippier, hỏi mượn Aubameyang
Từ năm 2019 - 2022, Nguyễn Trọng Nhân tham gia được thêm 1 cuộc thi là Vô địch quốc gia năm 2021, giành được 1 HCĐ. Đến năm 2022, quyết định táo bạo của anh “xuất ngoại” chinh chiến bị nhiều người ngăn cản vì “sẽ chẳng làm gì được đâu”.
Trong một lần đi chơi tại P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi không khỏi bất ngờ với khu vườn rộng 2.500 m2, có hơn 500 cây hoa giấy, đa dạng màu sắc như: đỏ, trắng, cam, hồng đang bung nở rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.
'Vua' sầu riêng xứ Cao Lãnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.