Cựu sao đội tuyển Việt Nam ghi bàn đẹp, Thể Công Viettel 'nghẹt thở' vào bán kết
Sáng 1.1, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người mặc áo tài xế công nghệ ôm đầu vì bị hành hung trên đường, xung quanh 2 chiếc xe máy ngã xuống đất, người và xe qua lại rất đông. Theo nội dung đoạn clip được người đi đường quay lại, người đàn ông mặc áo xanh nước biển liên tục đánh người mặc áo tài xế công nghệ. Người mặc áo tài xế công nghệ chỉ biết nằm im ôm đầu chịu trận. Lúc này, một người khác cùng mặc áo tài xế công nghệ đã đến can ngăn, nhưng cũng bị người mặc áo xanh chỉ mặt đe dọa.Tiếp theo, khi tài xế nằm gục chưa thể đứng lên, một người phụ nữ lại tiếp tục 1 tay nắm cổ áo, 1 tay đấm vào vùng vai của người này. Cùng thời điểm, người đàn ông mặc áo xanh quay qua xô xát với 1 đôi nam nữ khác đứng gần đó.Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục dùng chân đạp lên đầu của nam tài xế kèm những tiếng chửi. Giao thông qua khu vực ùn ứ, nhiều người ngồi trên xe ngoái nhìn, nhưng trong đoạn clip không xuất hiện thêm ai can ngăn. Khoảng 1 giờ sau khi đăng tải, đoạn clip thu hút hơn 26.000 lượt xem, 600 lượt bình luận. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi thấy cách hành xử hung hăng trên đường phố.Tài khoản Luong Trung Duong thở dài: "Lại nữa hả". Nicknam Duyên Lê viết: "Sao bao nhiêu người mà không ai gọi 113 lấy một cuộc, để tụi nó hành hung người ta dã man vậy?". Số đông khác thì đoán rằng chắc chắn cặp đôi sẽ được "mời lên phường"... "Hành vi đấm vào đầu, cổ... cố ý giết người", một người dùng mạng xã hội ngao ngán.Theo tìm hiểu của PV, sự việc xảy ra trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1), thuộc địa bàn đảm trách của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM. Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, CSGT Bến Thành cùng Công an P.Bến Nghé đang vào cuộc xác minh, trích xuất các camera để xử lý vụ việc.Lãnh đạo DOJI chiến thắng giải thưởng Doanh nhân trẻ xuất sắc châu Á-Thái Bình Dương 2021
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Chốt thi tốt nghiệp THPT 4 môn, sớm công bố định dạng đề thi
Cách nay hơn 2 năm, Jonathan Khemdee cùng với đội tuyển U.23 Thái Lan thua đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận chung kết nội dung bóng đá nam SEA Games 2022, trên sân Mỹ Đình.Trong trận đấu nói trên, trung vệ của đội tuyển U.23 Thái Lan được giao nhiệm vụ kèm tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng của đội chủ nhà, nhưng anh thất bại. Jonathan Khemdee để cho Mạnh Dũng đánh đầu, ghi bàn thắng duy nhất cho đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận tranh huy chương vàng (HCV).Jonathan Khemdee có ưu thế cực lớn về mặt thể hình (cao 1,90 m) và thể lực. Nhưng cầu thủ này không mạnh về mặt kỹ thuật, lại yếu trong khả năng xoay trở và đọc tình huống. Đấy là lý do mà Jonathan Khemdee không phải là lựa chọn hàng đầu của HLV Masatada Ishii ở đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup.Chỉ đến khi trung vệ Chalermsak Aukkee bên phía đội bóng xứ sở chùa vàng mắc sai lầm trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), hôm 2.1, Jonathan Khemdee mới được thi đấu chính thức ở vị trí trung vệ của đội tuyển Thái Lan, trong trận chung kết lượt về tối qua (5.1).Có vẻ như HLV Masatada Ishii gặp sức ép quá lớn từ dư luận bóng đá Thái Lan trong việc sử dụng Jonathan Khemdee. Ông cần 1 trung vệ mạnh mẽ để đeo bám tiền đạo Xuân Son của đội tuyển Việt Nam. Khemdee thay Chalermsak Aukkee đá vai trung vệ vì lý do này. Tuy nhiên, chính Khemdee cũng phạm sai lầm, khiến Thái Lan thủng lưới sớm.Ở phút thứ 8, cầu thủ này chọn sai điểm rơi và đánh đầu hụt khi kèm Xuân Son, khiến cho bóng rơi đến vị trí của Tuấn Hải, trước khi Tuấn Hải ghi bàn mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam. Những phút sau đó, Jonathan Khemdee không để lại chút dấu ấn nào ở trên sân, anh phòng ngự không thật tốt và tham gia tấn công cũng không mấy hiệu quả.Dấu ấn còn lại của Khemdee trong trận chung kết lượt về, buồn thay, lại là màn khiêu khích tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam, buộc các đồng đội của anh và các thành viên trong Ban huấn luyện đội Thái Lan phải vào sân can thiệp. Họ không muốn Khemdee khiến tình hình xấu thêm.2 lần Jonathan Khemdee dự các trận chung kết với các đội tuyển Việt Nam, ở cả 2 cấp độ đội tuyển quốc gia và U.23 quốc gia, cầu thủ này đều bại trận. Nếu tính luôn lần bại trận tại chung kết SEA Games 2023, giữa U.23 Thái Lan và U.23 Indonesia, Jonathan Khemdee đá 3 trận chung kết các giải quốc tế trong sự nghiệp của mình, tính cho đến thời điểm này, thua cả 3.Riêng trong trận chung kết SEA Games 2023, Jonathan Khemdee còn lao vào ẩu đả với cầu thủ Indonesia, dẫn đến việc anh bị cấm tham gia các đội tuyển Thái Lan trong vòng 1 năm, dưới thời cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang. Chỉ đến khi Madam Pang lên làm chủ tịch FAT hồi đầu năm ngoái, Madam Pang mới giảm án cho Khemdee. Dù vậy, suýt chút nữa anh lại mắc phải sai lầm cũ, khiêu khích và muốn ẩu đả với Tiến Linh ở trận chung kết AFF Cup ngày 5.1.
Sau thông tin úp mở từ CEO Tim Cook, Apple vừa chính thức trình làng bản kế nhiệm của iPad Air thế hệ thứ sáu. So với bản tiền nhiệm, iPad Air mới là bản nâng cấp lớn về thông số. Model 2025 chạy chip M3, hỗ trợ trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence. Mặc dù không trang bị con chip hiện đại nhất (M4), Apple cho biết iPad Air mới vẫn mạnh gấp đôi bản dùng chip M1 và A14 Bionic. Trong thông tin gửi báo chí, Apple không trực tiếp so sánh sức mạnh của máy tính bảng mới với bản tiền nhiệm, ra mắt chưa đầy một năm. iPad Air mới có bốn màu gồm xám, xanh dương, tím và vàng. Người dùng có thể tùy chọn hai phiên bản kích thước màn hình 11 inch hoặc 13 inch. Cả hai dùng màn hình Retina với lớp phủ chống phản chiếu và True Tone. Riêng bản 13 inch có độ sáng 600 nit, theo công bố của Apple. Máy vẫn có các tùy chọn về kết nối Wi-Fi hoặc 5G. Các thông số kỹ thuật khác không được Apple nhắc đến nhiều. Model này gần như không quá khác biệt về ngoại hình so với bản tiền nhiệm.Tại Việt Nam, iPad Air dùng chip M3, bản 128 GB có giá khởi điểm từ 16,9 triệu đồng cho bản 11 inch. Bản 13 inch có giá từ 22,5 triệu đồng. Phiên bản đắt nhất dùng bộ nhớ 1 TB, kết nối 5G, giá 39,9 triệu đồng. Máy hỗ trợ bút Apple Pencil Pro (giá 3,5 triệu đồng) và Apple Pencil (giá 2,1 triệu đồng). Ngoài ra Apple cũng giới thiệu thêm phụ kiện cho iPad Air là Magic Keyboard. Bàn phím mới có giá từ 8,2 triệu đồng. Phụ kiện này bổ sung hàng phím chức năng và bàn di chuột được thiết kế lớn hơn.Theo The Verge, iPad Air là dòng máy tính bảng đặc thù trên thị trường. Đôi khi nó là sản phẩm hấp dẫn bậc nhất trong dòng thiết bị của Apple khi kết hợp hoàn hảo giữa giá thành và hiệu năng. Đôi khi nó lại là lựa chọn khó khăn với người dùng. Với việc nâng cấp con chip M3 nhưng không tăng giá, Apple dường như đang tìm cách giúp người mua bớt băn khoăn hơn khi chọn mua dòng iPad Air.Trong khi đó, Bloomberg cho rằng model mới là bản sửa đổi nhanh chóng của dòng Air, ra mắt chưa đầy một năm. Apple muốn tận dụng đà tăng trưởng mạnh của iPad trên thị trường. Hãng gần như không có đối thủ trong ngành máy tính bảng, do đó việc nâng cấp iPad Air chủ yếu để chạm đến nhóm khách hàng còn đang do dự.Tuy nhiên, sự ra mắt liên tục của iPad Air cũng phần nào cho thấy Apple vẫn mắc kẹt trong câu hỏi kéo dài hai thập kỷ: iPad thực sự dùng để làm gì? iPad Air vừa ra mắt trông như một bản nâng cấp mạnh mẽ, nhưng nói về trải nghiệm người dùng, không phải lúc nào nó cũng mang đến những khác biệt rõ ràng. Về ngoại hình, model này càng không nổi bật. Nhiều người thậm chí đặt câu hỏi vì sao Apple không trang bị con chip mới nhất (M4) cho iPad Air mà chỉ dừng lại chip M3? Với những người lần đầu mua iPad, đây có thể vẫn là lựa chọn khó nhưng với những người muốn nâng cấp từ một iPad đời cũ, iPad Air chạy chip M3 vẫn là bước tiến lớn về thông số kỹ thuật trong khi giá không tăng.Bom tấn được quan tâm hơn cả là MacBook Air thế hệ mới vẫn chưa được Apple giới thiệu. Laptop thế hệ mới của hãng có thể được trang bị chip M4, tương tự iPad Pro, MacBook Pro, iMac và Mac mini ra mắt trước đó. Theo giới phân tích, nếu trang bị chip M4 cho MacBook Air, Apple cho thấy họ đang ưu tiên nâng cao hiệu suất cho dòng máy tính xách tay trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Suzuki Swift - Đẹp thôi chưa đủ!
Trong dịp tham dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Muscat, Oman, ngày 16 - 17.2 Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ có buổi làm việc với Cơ quan Đầu tư Oman (OIA). Thứ trưởng đánh giá cao hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua kim ngạch thương mại hai chiều và hiệu quả đầu tư của Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) sau 17 năm thành lập.Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi và nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác thương mại song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực, công nghệ, vận tải biển… Song song đó, OIA và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - đơn vị đồng sáng lập VOI thống nhất sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ và tăng cường kết nối để tiếp cận thêm nguồn vốn từ các quốc gia khác trong khu vực Vùng Vịnh.Có thể thấy, ngoài vai trò cầu nối kinh tế, VOI còn là điểm sáng trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt của hai nước, được đánh giá như hình mẫu tiêu biểu cho mô hình hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam với khu vực Vùng Vịnh.Thành lập năm 2008, VOI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nền tảng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, tài chính, giáo dục, y tế và bất động sản. Từ khoản vốn cam kết ban đầu chỉ 100 triệu USD, ước tính đến nay quỹ đầu tư này đã giải ngân hơn 384 triệu USD, qua đó trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ các quốc gia Vùng Vịnh vào Việt Nam.Tính đến nay, quỹ thực hiện hơn 20 khoản đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu với mục tiêu cuối cùng là đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những thương hiệu lớn trên thị trường như Tập đoàn Dược phẩm AIKYA, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI), Đại học Văn Lang… đều ghi nhận bước tiến mạnh mẽ sau khi nhận vốn đầu tư từ VOI.Ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - nêu ví dụ khoản đầu tư nổi bật của quỹ là CME Solar, công ty chuyên đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo áp mái. Điểm chung của bên rót vốn và nhận vốn là nỗ lực vì mục tiêu giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước đó, quỹ cũng đầu tư nắm giữ gần 10% vốn tại CII - doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trong lĩnh vực phát triển các dự án hạ tầng đô thị như Cầu Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội…"Các khoản đầu tư của chúng tôi đến nay đã và đang góp phần thay đổi diện mạo kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương", ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - chia sẻ.Theo ông Giao, sứ mệnh của VOI từ khi thành lập là kết nối dòng vốn từ khu vực Vùng Vịnh với Việt Nam thông qua các khoản đầu tư chiến lược, hướng đến tăng trưởng ổn định và mang lại giá trị lâu dài cho các bên. Do đó, quỹ luôn duy trì 3 giá trị cốt lõi gồm bền vững, hợp tác và liêm chính trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất cho các bên.Sự hiện diện của VOI cũng gián tiếp thúc đẩy kinh tế song phương của hai quốc gia. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao, kim ngạch thương mại hai nước năm ngoái khoảng 250 triệu USD, tăng gấp đôi so với trước đại dịch và gấp khoảng 5 lần so với thời điểm quỹ mới ra mắt.Chia sẻ về triển vọng trong tương lai, ông Nguyễn Xuân Giao nhận định tiềm năng đầu tư ở Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt khi Chính phủ đang thúc đẩy hoạt động đầu tư công và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại."VOI không chỉ định hướng triển khai các khoản đầu tư hiệu quả mà còn củng cố vai trò quan trọng trong kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Vùng Vịnh - khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới với trữ lượng dầu mỏ lớn, các trung tâm tài chính quy mô lớn và những doanh nghiệp nhanh nhạy với xu thế chuyển đổi số", ông Giao cho hay.