Bộ Công thương bảo lưu quan điểm điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.Sedan tầm trung giá 1 tỉ: Chọn KIA K5 mới hay VinFast Lux A2.0?
Cùng giờ là trận tranh giải ba thuộc về 2 cặp đấu giữa Báo Thanh Niên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Phòng khách hàng cá nhân - Hội sở). Cuối cùng đội bóng Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Phòng khách hàng cá nhân - Hội sở) đã thắng Báo Thanh Niên với tỷ số cách biệt.
Văn hóa công sở: Đồng nghiệp thích 'nói xấu' sếp, có nên hùa theo?
Hoóc môn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tâm lý ở nam giới. Điều này là do hoóc môn ảnh hưởng đến hầu hết mọi chức năng trong cơ thể, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Những dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng hoóc môn ở nam giới gồm:Dấu hiệu đầu tiên của sự mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể nam giới là tình trạng mệt mỏi dai dẳng, ngay cả khi ngủ đủ giấc. Cơ thể sẽ luôn cảm thấy uể oải và thiếu năng lượng. Điều này là do nồng độ hoóc môn nam testosterone thấp khiến cơ thể khó duy trì năng lượng và sức mạnh. Ngoài ra, mệt mỏi dai dẳng còn có thể do mất cân bằng hoóc môn cortisol, tuyến giáp, aldosterone và prolactin.Một trong những dấu hiệu sớm phổ biến nhất của mất cân bằng hoóc môn của nam giới là giảm mạnh ham muốn tình dục. Ngoài ra, nam giới cũng có thể gặp vấn đề về cương cứng hoặc giảm tần suất cương cứng vào buổi sáng. Những vấn đề này thường là do nồng độ testosterone không đủ để duy trì các chức năng này.Hoóc môn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần. Một số nam giới sẽ gặp tình trạng khó chịu, dễ lo hãi hoặc trầm cảm nếu hoóc môn bị mất cân bằng. Không những vậy, họ cũng gặp vấn đề về khả năng tập trung, ghi nhớ. Các triệu chứng này dễ bị chẩn đoán là các vấn đề sức khỏe khác. Một số kiểm tra như xét nghiệm máu, nước tiểu có thể giúp bác sĩ xác định một người có đang bị mất cân bằng hoóc môn hay không.Testosterone là loại hoóc môn thiết yếu giúp duy trì khối lượng cơ và tỷ lệ mỡ phù hợp ở nam giới. Tuy nhiên, suy giảm testosterone sẽ làm tăng tích tụ mỡ mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là quanh bụng. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ xuất hiện thêm một số bất thường như sức mạnh cơ bắp giảm, mô vú phát triển lớn hơn.Mất cân bằng nội tiết cũng dẫn đến giấc ngủ kém. Testosterone cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ nên sụt giảm loại hoóc môn này sẽ khiến nam giới dễ bị khó ngủ và giật mình nửa đêm.Một số phương pháp có thể giúp cân bằng hoóc môn cho nam giới. Các phương pháp này là tập thể dục thường xuyên, giảm cân, cải thiện chế độ ăn theo hướng lành mạnh hơn và điều trị y khoa khi cần thiết, theo Medical News Today.
Bắt ông chủ nhiều doanh nghiệp lừa đảo bị truy nã hơn 20 năm
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.