Nhà vô địch Quang Trần - 5 năm miệt mài chạy bộ gây quỹ từ thiện cùng UpRace
Theo The Times of Israel ngày 11.3, các chiến đấu cơ Israel đã thực hiện các cuộc không kích vào cơ sở quân sự tại tỉnh Daraa, miền nam Syria hôm 10.3. Đây là đợt tấn công mới nhất nhằm vào hạ tầng từng được sử dụng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad.Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) nói rằng đã tấn công những cơ sở tại miền nam Syria bị cho là gây mối đe dọa đến Israel, với mục tiêu “loại bỏ các mối đe dọa trong tương lai”. Reuters dẫn 2 nguồn tin an ninh Syria nói rằng có ít nhất 6 cuộc không kích nhằm vào căn cứ ở thị trấn Jabab của Syria và 8 đợt tấn công khác vào căn cứ quân sự cũ ở thành phố Izraa. Báo cáo ban đầu chưa ghi nhận thương vong.Theo quân đội Israel, các tiêm kích nước này đã bắn trúng hệ thống radar và các thiết bị được sử dụng để tạo hình ảnh tình báo trên không. Hãng thông tấn SANA ở Syria xác nhận có các cuộc không kích vào Jabab và Ezraa.Các quan chức Israel nhiều lần khẳng định sẽ phi quân sự hóa miền nam Syria, gần biên giới Israel, sau khi chính quyền ông al-Assad sụp đổ. Động thái của Israel diễn ra vào bối cảnh tại Syria xảy ra các cuộc giao tranh đẫm máu, giữa lực lượng của chính quyền lâm thời và những người trung thành với ông al-Assad. Có hơn 1.000 người được cho là thiệt mạng trong bạo lực. Chính quyền Syria ngày 10.3 tuyên bố đã hoàn thành “chiến dịch quân sự” chống lại những tay súng đối lập. Bạo lực tập trung ở các tỉnh ven biển, nơi có phần lớn cộng đồng người thiểu số Alawite tại Syria sinh sống. Ông al-Assad là một người Alawite.Israel chỉ trích lãnh đạo lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa “thực hiện hành động chống lại dân thường. Ông al-Sharaa phản bác những bình luận của Israel là “vô nghĩa”, chỉ trích ngược Israel vướng vào cuộc xung đột với Hamas trong hơn 1 năm, với thương vong ước tính lên đến hàng chục ngàn người.Trao tiền bạn đọc giúp cô sinh viên nghèo có bố đột quỵ
Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) cho biết vừa đề xuất Sở Tài chính và Sở Công thương TP.HCM về việc tăng giá thịt heo bán lẻ trong chương trình bình ổn thị trường.Cụ thể, đơn vị này đề xuất giá bán tiếp tục tăng từ 6 - 7%, tương đương mức tăng từ 5.000 - 11.000 đồng/kg. Trong số này, đáng chú ý như mặt hàng nạc đùi, nạc vai tăng 11.000 đồng, từ 177.000 lên 188.000 đồng/kg; xương bộ heo tăng 5.000 đồng, từ 85.000 đồng lên 90.000 đồng/kg… Đề xuất giá mới sẽ áp dụng từ ngày 17.3.2025.Ngày 3.3 vừa qua, Sở Tài chính TP.HCM đã xét duyệt tăng giá thịt heo bán lẻ trong chương trình bình ổn thị trường trên cơ sở giá heo hơi nguyên liệu đầu vào tăng từ 68.000 đồng lên 74.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 đến nay, giá heo hơi ngoài thị trường liên tục tăng. Hiện giá heo hơi đầu vào đã tăng lên mức 79.000 đồng/kg; tương đương tăng 6,76%. Theo quy định, khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trên 3% so với lần công bố giá liền kề trước đó thì đơn vị tham gia chương trình có thể điều chỉnh tăng giá bán bình ổn thị trường.Theo ông Dũng, việc tăng giá thời gian qua ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi giá mặt hàng chủ lực trong bữa cơm gia đình cứ tăng phi mã hàng ngày, trong khi người tiêu dùng có tâm lý thắt chặt chi tiêu, khiến sức mua giảm mạnh ở tất cả các kênh bán hàng trong giai đoạn hiện nay.
Mẹo chuyển đổi nhanh đơn vị đo lường trên iPhone
Theo WCCF Tech, sau khi vượt mặt đối thủ về hiệu năng đa nhân, Galaxy S25 Ultra tiếp tục chứng tỏ sức mạnh vượt trội khi đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đồ họa 3DMark Steel Nomad Light, khẳng định vị thế dẫn đầu về hiệu năng chơi game.Cụ thể, Galaxy S25 Ultra đạt 2.617 điểm trong bài thử nghiệm Steel Nomad Light, cao hơn 36% so với mốc 1.922 điểm của iPhone 16 Pro Max. Về tốc độ khung hình, mẫu flagship hàng đầu của Samsung đạt trung bình 19,39 FPS, trong khi đại diện đến từ Apple chỉ đạt 14,2 FPS.Steel Nomad Light là bài kiểm tra nhấn mạnh vào hiệu năng GPU trong các tác vụ không sử dụng Ray Tracing. Kết quả này cho thấy chip đồ họa Adreno của Snapdragon 8 Elite trên Galaxy S25 Ultra đã thắng áp đảo GPU 6 nhân của A18 Pro trên iPhone 16 Pro Max.Trước đó, Galaxy S25 Ultra cũng đã vượt mặt iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đa nhân Geekbench 6 với hiệu năng cao hơn gần 20%. Tuy nhiên, A18 Pro vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu năng đơn nhân.Các chuyên gia cho rằng hiệu năng ấn tượng của Galaxy S25 Ultra có thể đến từ việc máy sử dụng phiên bản chipset Snapdragon 8 Elite có xung nhịp cao hơn hoặc GPU Adreno được ép xung tối ưu hơn.Với hai chiến thắng liên tiếp trong các bài kiểm tra hiệu năng, Galaxy S25 Ultra đang khẳng định mình là một trong những smartphone mạnh mẽ nhất hiện nay, đặc biệt là về khả năng xử lý đồ họa. Đây chắc chắn là tin vui cho các game thủ và những người dùng yêu cầu hiệu năng cao.
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Bùng nổ Chung kết Quốc gia NSOC 2023 tại đấu trường eSports đẳng cấp ở Việt Nam
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.