Dự án GrabConnect năm thứ ba hỗ trợ tiêu thụ gần 700 tấn trái cây
Chiều nay 7.1 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thăm cầu thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. "Tôi đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Không chỉ cá nhân tôi, tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn và chúng tôi mong bạn sẽ sớm đóng góp cho Việt Nam", GS Thuấn bày tỏ.Chúc mừng GS-TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec, và ê kíp phẫu thuật đã có ca mổ hết sức thành công cho Xuân Son, GS Thuấn chia sẻ: "Thời gian tới sẽ là giai đoạn phục hồi chức năng cho Xuân Son, chắc rằng đội ngũ của Vinmec sẽ sớm giúp Son hồi phục".Trực tiếp phẫu thuật cho cầu thủ Nguyễn Văn Son sau chấn thương tại Thái Lan tối 5.1, GS-TS Trần Trung Dũng cho rằng, với ca mổ này, chúng ta nhìn nhận đó là niềm tin của bệnh nhân, đặc biệt là người có điều kiện chi trả tài chính tin vào y tế Việt Nam. Đặc biệt là cầu thủ như Son có nhiều cơ hội điều trị, dù trước đó đã định chọn Nhật và Hàn để điều trị. "Sự lựa chọn đó khẳng định niềm tin của mọi người với y học chúng ta. Với ca phẫu thuật cho Son, tin rằng các bác sĩ khác như khác: Việt Đức, Chợ Rẫy... đều làm được kỹ thuật này mức độ cao. Quan trọng là niềm tin, vì nếu không tin thì kỹ thuật cao cũng ra nước ngoài", GS-TS Trần Trung Dũng bày tỏ.Vẫn theo GS-TS Trần Trung Dũng, ca mổ của Son kỹ thuật không quá khó nhưng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi với bệnh nhân thường, sau mổ có thể chỉ cần đi lại, sinh hoạt, nhưng với vận động viên và đặc biệt là vận động viên thi đấu đỉnh cao như Xuân Son là khác hoàn khác. Do đó, yêu cầu phục hồi sau mổ là thách thức rất lớn. Sau liền xương, còn phải duy trì sức cơ, kiểm soát cân nặng."Thể trạng của Son, thể trạng châu Âu rất dễ tăng cân, chỉ cần hơi giảm tập, thì từ 90 kg có thể lên hơn trăm cân rất dễ. Vì thế, ca mổ của Son hiện mới chỉ được khoảng 1/10 quãng đường, khó khăn phía trước. Để Son duy trì, kiểm soát được cân nặng thì cần tập phục hồi, và phải tập phù hợp từng giai đoạn: chưa liền xương, liền xương chưa chắc và liền chắc", bác sĩ Dũng phân tích.Theo các bác sĩ, 1 ngày sau phẫu thuật, hiện Son đã có các bài tập phục hồi với máy, tại giường. Anh cũng đã có thể di chuyển bằng nạng."Rất may, trước mổ, các hội chẩn và sự chuẩn bị nhanh chóng giúp cho Son được phẫu thuật trong khung giờ vàng, trong 24 giờ kể từ khi chấn thương. Nếu can thiệp muộn thì tình trạng phù nề do chấn thương gia tăng, da chân phỏng nước thì sau phẫu thuật sẽ liền kém, nuôi dưỡng kém. Mổ trong 24 giờ đầu khi sưng nề chưa nhiều, nên cố định xương thuận lợi. Nếu mọi việc thuận lợi, Son có thể trở lại thi đấu sau khoảng 9 tháng nữa", GS Dũng chia sẻ.Người trẻ tưởng nhớ đại tướng Nguyễn Chí Thanh bằng nhiều việc làm ý nghĩa
Ngày 12.1.2025, Ban Kiểm tra VTF tiếp nhận đơn thư tố cáo của ông N.T.H, là phụ huynh của võ sinh: N.T.N.M, 13 tuổi.Qua đơn tố cáo ông H phản ảnh việc cháu N.T.N.M bị HLV Nguyễn Văn Kin đồng thời cũng là chủ nhiệm CLB Seung Ri - địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng và phụ tá CLB có hành vi bạo hành bằng roi tre và dụng cụ tập luyện gây thương tích và sang chấn tâm lý.Ban kiểm tra VTF đề nghị Liên đoàn Taekwondo TP.Đà Nẵng khẩn trương tiến hành xác minh sự việc bạo hành nói trên. Xác minh báo cáo cụ thể trung thực hành vi bạo hành. Xác minh tư cách pháp nhân và tính hợp lệ của HLV, phụ tá HLV. Xem xét tình trạng sức khỏe và tâm lý cháu N.T.N.M và hướng khắc phục hậu quả của HLV Nguyễn Văn Kin với gia đình cháu. Đề nghị các bước được thực hiện khẩn trương trước ngày 15.1, báo cáo Chủ tịch VTF".Lãnh đạo VTF cho biết: "Hành vi của HLV và phụ tá sẽ được các cơ quan chức năng xem xét. Vi phạm pháp luật tới đâu thì xử tới đó, riêng vi phạm đạo đức nghề nghiệp đã rõ. Chúng tôi đợi Ban kiểm tra VTF và Liên đoàn Taekwondo Đà Nẵng báo cáo. VTF sẽ thu hồi mã CLB, không cho HLV và phụ tá thi cấp đẳng, tức không công nhận về mặt chuyên môn của CLB và HLV".HLV Văn Kin có giải thích với Báo Thanh Niên: "Tôi sử dụng thanh tre nhỏ có chiều dài 50 cm trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, thanh tre đó là để tôi chỉnh sửa động tác cho võ sinh. Ngoài ra, tôi có sử dụng thanh tre để thực hiện các thử thách, nhằm tăng tốc độ cho, sức mạnh cho võ sinh". Ngày 14.1, CLB taekwondo do HLV này làm chủ nhiệm chính thức bị đình chỉ hoạt động.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Thị trường bán lẻ và tiêu dùng Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, tiếp nối đà hồi phục tích cực từ cuối năm 2024. Theo số liệu Tổng cục thống kê mới đây, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2.2025 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa hai tháng đầu năm 2025 đạt 878,4 nghìn tỉ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 12% trong năm nay, phản ánh sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế và niềm tin ngày càng tăng của người tiêu dùng vào khả năng tài chính cá nhân và sự ổn định của môi trường kinh tế.Một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sức mua chính là việc tăng lương cơ sở kể từ ngày 1.7.2024, giúp cải thiện mức thu nhập người dân. Đồng thời, sự gia tăng 20,6% trong nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng trong năm 2024 so với năm trước là một tín hiệu rõ rệt của nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ trong nước. Sự phát triển này không chỉ thể hiện qua những chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn được phản ánh trong kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp trong ngành.Mới đây Chính phủ vừa giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất về việc mở rộng đối tượng giảm thuế, giảm thuế VAT áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026. Trước đó, chính sách giảm thuế VAT 2% đã giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhờ vào những yếu tố thuận lợi này, Masan và hệ sinh thái tiêu dùng của tập đoàn đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ. Điển hình là WinCommerce, thành viên chủ chốt trong hệ sinh thái bán lẻ của Masan, đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong năm qua, đặc biệt là trong dịp Tết 2025 với mức tăng trưởng 13-14% so với năm trước. Đặc biệt, mô hình WinMart+ tại nông thôn tiếp tục thể hiện sự phát triển vượt bậc, với mức tăng trưởng trên 30%, góp phần mở rộng mạnh mẽ thị trường tiêu dùng ở các vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy Masan đang tận dụng tốt xu hướng tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ, mở rộng sự hiện diện và gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong ngành bán lẻ và tiêu dùng.Masan tiếp tục khẳng định vị thế trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ với kết quả kinh doanh ấn tượng. Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận quý IV/2024 của Masan tăng gần 14 lần so với cùng kỳ, đạt 691 tỉ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt gần 200% kế hoạch. Đóng góp chính đến từ Masan Consumer (MCH), WinCommerce (WCM) và Masan MEATLife (MML).WinCommerce với ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 11,8% trong quý IV và 9,7% cả năm, đạt lần lượt 8.557 tỉ đồng và 32.961 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) đạt 209 tỉ đồng trong quý IV, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lợi nhuận dương. Tìm ra mô hình thành công, WCM dự kiến tăng tốc độ mở rộng quy mô, muốn mở thêm 1.000 cửa hàng mới trong năm 2025.Masan Consumer tiếp tục là "gà đẻ trứng vàng" khi doanh thu quý IV/2024 đạt 8.942 tỉ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Các ngành hàng thực phẩm tiện lợi, gia vị và đồ uống lần lượt tăng trưởng 8,4%, 7,2% và 14,2%. Doanh thu từ thị trường quốc tế tăng 22,4%, đóng góp vào chiến lược "Go Global" của tập đoàn.Masan MEATLife cũng cán đích với doanh thu quý IV/2024 tăng 24%, đạt 2.204 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) đạt 85 tỉ đồng trong quý IV, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lãi.Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2025 đạt 80.000 - 85.500 tỉ đồng, tăng 7 - 14% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) dự kiến đạt 4.875 - 6.500 tỉ đồng, tăng 14 - 52%. Masan cũng đẩy mạnh chiến lược "Go Global" với mục tiêu tăng trưởng trên 20% tại thị trường quốc tế."Trong năm 2024, chúng tôi ưu tiên phát triển mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận bền vững xuyên suốt Tập đoàn. Theo đó, WinCommerce ("WCM") và Masan MEATLife ("MML") đã chính thức mang về lợi nhuận. Chúng tôi đã và đang tập trung tối ưu thị phần trong chi tiêu của người tiêu dùng bằng sự liên kết hợp lực những thương hiệu mạnh, nền tảng công nghệ và bán lẻ. Việc mang đến chương trình Hội viên WIN cho thị trường bán lẻ truyền thống (cửa hàng tạp hóa) và hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini) sẽ giúp mỗi mảng kinh doanh của chúng tôi đạt tăng trưởng hai chữ số trong năm 2025 và hơn thế nữa", tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.Masan đang nắm bắt cơ hội để tăng tốc mạnh mẽ hơn trong năm 2025, đồng thời góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đặt ra.
Những mẫu smartphone Android có thể thay thế iPhone 15
Sáng 15.3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, xây dựng đề án trình Bộ Chính trị.Hiện khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.Ban chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Do đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Đồng thời, đề án cần lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…Phó thủ tướng cũng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…Lấy ví dụ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp trong triển khai các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia, Phó thủ tướng cho rằng cần làm sao để nghị quyết của Bộ Chính trị khi ban hành sẽ giúp tạo sự yên tâm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi, giúp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển lành mạnh, hiệu quả. "Việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào", Phó thủ tướng ví von.