Trải nghiệm ẩm thực 'bánh trái miền Tây' với bữa tiệc bánh dân gian
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.Hôm nay, TP.HCM sẽ có mưa?
Bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (TP.HCM) cho biết thời tiết lạnh, các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Theo bác sĩ Thạch, một tháng qua, Phòng khám đa khoa Tâm Anh quận 7, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận người bệnh viêm mũi dị ứng nhưng tự điều trị cảm cúm khiến viêm mũi dị ứng không giảm mà còn tiến triển nặng hơn, biến chứng viêm xoang, polyp mũi… Như trường hợp chị M.N.B (38 tuổi, ở TP.HCM), một tháng trước, khi thời tiết thay đổi, chị xuất hiện các triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Nghĩ bị cảm cúm thông thường, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau tại hiệu thuốc để điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, triệu chứng không giảm mà còn trở nặng với cảm giác nghẹt mũi dai dẳng và đau nhức vùng mặt, khó thở, mới đến phòng khám khám.Bác sĩ Thạch nội soi tai mũi họng, chẩn đoán chị B. viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính. Chị B. được kê toa thuốc điều trị viêm xoang, tái khám theo lịch để theo dõi, tránh để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm xoang mạn tính.Hay như anh N.V.Q (45 tuổi, ở Đồng Nai), là nhân viên văn phòng thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, anh thường xuyên bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Nghĩ triệu chứng cảm cúm thông thường nên tự mua thuốc cảm, xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Kéo dài 2 tháng, triệu chứng bệnh không giảm mà nghẹt mũi nhiều hơn, dùng thuốc xịt mũi co mạch vẫn không hết, anh Q. mới đi khám.Sau khi nội soi tai mũi họng, khám lâm sàng, bác sĩ Thạch chẩn đoán anh Q. viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi. Việc lạm dụng thuốc xịt co mạch khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, cuốn mũi còn bị giãn nở quá mức, gây quá phát cuốn mũi.Bác sĩ Thạch cho biết, viêm mũi dị ứng và cảm cúm có nhiều triệu chứng ban đầu gần giống nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Viêm mũi dị ứng là do phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng, hoặc thay đổi thời tiết.Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngay lập tức kích hoạt để chống lại các tác nhân này và mũi là cơ quan chính tiếp nhận phản ứng phòng vệ. Người bệnh thường hắt hơi liên tục đặc biệt vào buổi sáng, dịch nhầy trong, ngứa mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng không gây sốt, không lây nhiễm và không cần sử dụng kháng sinh.Cảm cúm là do nhiễm virus gây ra, diễn tiến chậm từ 1-3 ngày, thường kèm theo sốt, đau họng, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi, dịch nhầy đặc màu xanh hoặc vàng, đau nhức cơ thể. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng.Nhầm lẫn giữa hai bệnh trên là điều rất phổ biến. Tự ý dùng kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng không có tác dụng và tiềm ẩn nguy cơ gây kháng kháng sinh và tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng thuốc xịt mũi chứa co mạch không chỉ không hiệu quả mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ biến chứng.“Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm xoang, viêm họng - viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc thậm chí viêm đường hô hấp dưới. Đồng thời, người bệnh tốn chi phí, thời gian điều trị biến chứng”, bác sĩ Thạch nói.Bác sĩ Thạch cho biết, nếu có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong và ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, và dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Thạch nói.
Tốt nghiệp ĐH ngành sức khỏe, có thể học các chuyên khoa nào, theo quy định mới?
Đầu chúng tôi trần trong nắng gió
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Ưu, nhược Hyundai Palisade tại Việt Nam: 'Lấn sân' SUV chiếu dưới
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.