Tìm về ký ức tuổi thơ – xúc chang chang
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật những thành tựu của ASEAN trong chặng đường 60 năm qua, cũng như những đóng góp quan trọng và vai trò trung tâm của hiệp hội trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác khu vực.Tổng Bí thư cũng chỉ ra những thách thức và thời cơ mới đặt ra đối với ASEAN trong bối cảnh cục diện thế giới tái định hình theo hướng đa cực, đa trung tâm; sự bùng nổ của khoa học công nghệ dẫn tới những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội; và sự gia tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.Hướng tới tương lai, Tổng Bí thư nêu một số định hướng lớn nhằm giúp ASEAN ngày càng phát triển vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực. Trên cơ sở kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được 60 năm qua, ASEAN cần có tư duy đột phá cùng chiến lược sắc bén để tạo bứt phá cho liên kết và hợp tác khu vực. Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục củng cố đoàn kết nội khối và tự chủ chiến lược, nâng cao tự cường kinh tế thông qua các giải pháp phát triển sáng tạo, phát huy bản sắc ASEAN, tăng cường hiệu quả xây dựng các chuẩn mực ứng xử, và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thư ký ASEAN và các cơ quan chuyên ngành.Tổng Bí thư cũng khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam. Với ASEAN là điểm khởi đầu, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và đến nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó thiết lập quan hệ đối tác toàn diện/chiến lược/chiến lược toàn diện với 35 nước, gồm tất cả các thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng của ASEAN. Việt Nam cũng là thành viên của hơn 70 diễn đàn/tổ chức khu vực/quốc tế và có mạng lưới FTA với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế, qua đó trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và về quy mô thương mại.Chia sẻ về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và chủ động hơn nữa vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại. Trong đó, xác định ASEAN là cơ chế hợp tác đa phương gắn bó trực tiếp, quan trọng hàng đầu, Việt Nam sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các công việc chung của hiệp hội với phương châm sáng tạo trong tư duy, đổi mới trong tiếp cận, linh hoạt trong triển khai, hiệu quả trong cách làm và quyết liệt trong hành động.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Đại sứ, Trưởng phái đoàn một số nước thành viên và đối tác tại ASEAN và Giám đốc điều hành trường Chính sách công ERIA, đánh giá cao bài phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm với những đánh giá, nhận định sâu sắc và tầm nhìn của Việt Nam về ASEAN.Các nước bày tỏ tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và với sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển phồn vinh và là một trong những động lực quan trọng đưa ASEAN vững bước trong giai đoạn phát triển mới.Ngay sau lễ kỷ niệm, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt, do các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn.Trước đó, tại buổi gặp làm việc với Tổng Thư ký ASEAN và Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (CPR), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của ASEAN trong 30 năm qua vì những mục tiêu lớn lao của ASEAN. Nhất trí những định hướng lớn của ASEAN mà Tổng thư ký Kao Kim Hourn trao đổi, Tổng Bí thư cho rằng ASEAN cần tiếp tục là khối đoàn kết thống nhất, phát triển vì chỉ có đoàn kết, ASEAN mới có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong bối cảnh thế giới phức tạp như hiện nay; hợp tác song phương giữa các nước cũng cần phải đóng góp cho sự phát triển chung sức mạnh chung của ASEAN.Tổng Bí thư đề nghị CPR và Ban thư ký ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và triển khai thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch chiến lược. Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn hoan nghênh và bày tỏ vui mừng đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm, đánh giá chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Ban Thư ký ASEAN là cột mốc lịch sử, thể hiện vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995-2025) và tròn một thập kỷ hình thành Cộng đồng ASEAN (2015 - 2025)Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ASEAN, cho Cộng đồng ASEAN và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong ASEAN. Thay mặt CPR, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Malaysia, cam kết tiếp tục phát huy vai trò đoàn kết của các nước thành viên, cùng chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.Honda Vario 160 2022 có gì khác ‘đàn anh’ Honda PCX 160 từng về Việt Nam?
Trên cơ sở phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang đốc thúc các bộ, cơ quan ngang bộ, nhanh chóng hoàn thiện Đề án cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất, tinh gọn tổ chức bộ máy có thể trình Ban Chấp hành T.Ư họp vào cuối tháng này.Theo Bộ Nội vụ, sau khi tinh gọn, bộ máy Chính phủ khóa 15 (nhiệm kỳ 2021 - 2026) sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan ngang bộ); 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan). Chính phủ sẽ giảm 13/13 tổng cục; giảm 518 cục và tương đương (trong đó, giảm 59 cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; giảm 459 cục và tương đương thuộc tổng cục); giảm 218 vụ; giảm 2.958 chi cục; giảm 201 đơn vị sự nghiệp công lập.Đối với 6 đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam, Bộ Nội vụ đề nghị chủ động trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan mình để Chính phủ ban hành, kịp thời công bố trước ngày 20.1.14 bộ, ngành còn lại, gồm: các bộ sau hợp nhất (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ KH-CN; Bộ Nội vụ) và các bộ: Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Bộ Công thương; Bộ Tư pháp; Bộ VH-TT-DL; Bộ Ngoại giao; Bộ GD-ĐT; Bộ Y tế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ phải chủ động hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức để trình Chính phủ.Việc này nhằm đảm bảo kịp ban hành ngay sau khi Ban Chấp hành T.Ư Đảng có kết luận để kịp thời sau kỳ họp bất thường của Quốc hội (dự kiến từ 12 - 17.2), Chính phủ sẽ công bố nghị định.Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa tháng 2 tới.
Tư vấn mùa thi: Mang thông tin chính thống, tin cậy đến với học sinh Tiền Giang
Cửa gió hàng ghế sau
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
3 món ăn ngon ít đường các tín đồ ăn kiêng nên thử ngay
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 28.1.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM phối hợp Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và Công an tỉnh Vĩnh Long ập vào, rút súng trấn áp vag giải cứu được nữ nhân viên quán karaoke bị bắt cóc tống tiền.Tết Nguyên đán, lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Việt, không chỉ là dịp để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả mà còn là thời gian để mọi người sum họp gia đình, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên và thắt chặt tình làng nghĩa xómTheo chia sẻ của anh Tạ Quang Cường, nhân viên nhà in làm việc từ 18 giờ đến hơn 2 giờ sáng hằng ngày. Đội in báo thường làm việc với thời gian hơi 'trái ngược', đi đi về về lúc rạng sáng nên không tránh được những chuyện không hay trên đường.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 29.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.