Cua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?
Dẫu biết đứa trẻ nào rồi cũng sẽ trưởng thành và rời xa vòng tay ba mẹ để thực hiện ước mơ. Thế nhưng dù là sinh viên năm nhất hay đã ra trường đi làm nhiều năm thì khoảnh khắc khi chiếc xe lăn bánh, ngoái đầu lại nhìn thấy người thân mình vẫy tay chào tạm biệt, nhiều người vẫn rưng rưng như lần đầu đi xa nhà.Hơn 1.000 việc làm hấp dẫn cần tuyển lao động trẻ
Tối 4.1, chương trình Gương mặt Việt Nam mùa 2 với chủ đề Vì một Việt Nam hạnh phúc chính thức ra mắt khán giả tại rạp Cinestar Hai Bà Trưng TP.HCM), thu hút hơn 200 khách mời đến tham dự. Đây là một trong những chương trình truyền hình hiếm hoi được công chiếu trên màn ảnh rộng. Theo đó, Gương mặt Việt Nam mùa 2 không chỉ gửi đến khán giả quá trình cống hiến không ngừng nghỉ của GS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng dành cho nền y học Việt Nam mà còn có câu chuyện về hành trình từ thiện của ông bà Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung. Song song đó, chương trình cũng khắc họa chân dung anh Ma Seo Chứ, người đã kịp thời đưa ra quyết định sơ tán bản làng Kho Vàng, Xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm tránh khỏi thảm kịch trong bão Yagi. Ngoài ra, khán giả còn được lắng nghe tâm sự của tập thể cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan. Bên cạnh đó, chương trình còn ghi dấu với sự tham gia của nhiều tên tuổi khác như GS-TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới giáo dục Đông Nam Á; ông Ngô Minh Hải – Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, Chủ tịch Hội LHTN TP.HCM và những bác sĩ trẻ đến từ dự án Xóa bớt – Vẽ tương lai.Biên tập viên Lan Nhi, tác giả kiêm nhà sản xuất chương trình, chia sẻ: "Mỗi Gương mặt Việt Nam năm nay đều mang đến một câu chuyện, lát cắt về sự hạnh phúc riêng biệt. Tất cả niềm hạnh phúc đó được thể hiện qua 3 trường đoạn: một Việt Nam hòa bình, độc lập với những cá nhân, tập thể không ngừng lao động và khẳng định trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam. Một Việt Nam với những con người nghĩ cho nhau và làm vì nhau và cuối cùng một Việt Nam hạnh phúc là hành trình được tiếp bước bởi rất nhiều người trẻ đang ngày đêm dấn thân, hội nhập và phát triển đất nước".Sau buổi công chiếu tại rạp, chương trình Gương mặt Việt Nam mùa 2 chính thức lên sóng vào lúc 21 giờ ngày 5.1 trên kênh HTV9.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 11: Bí mật bà Thu Lê đang che giấu là gì?
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Đây là khác biệt đáng kể nhất giữa hai mẫu xe này. Kia Seltos dùng máy xăng Kappa 1.4L T-Gdi cho công suất 138 mã lực và mô-men xoắn 242 Nm. Trong khi đó, 3 phiên bản Hyundai Creta tại Việt Nam đều dùng động cơ xăng Smart Stream G1.5 cho công suất 115 mã lực tại vòng tua máy 6.300 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 144 Nm tại 4.500 vòng/phút. So với đối thủ đồng hương, động cơ trên Hyundai Creta có công suất thấp hơn 23 mã lực, lực kéo cũng thấp hơn tới 98 Nm.
Đối thủ cạnh tranh suy yếu, giúp Ford Ranger thành 'ông trùm' phân khúc xe bán tải?
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.